NGƯỢC CHIỀU VUN VÚT - Trang 76

Trông ngon

“Tiếng Việt khác tiếng Anh như thế nào?” Đó là câu hỏi dễ trả lời ẩu -

“Khác phát âm và từ vựng” - khó trả lời một cách đàng hoàng đi sâu vào
bản chất. Tuy nhiên, tôi đã học tiếng Việt gần tám năm rồi và trong thời
gian đó nhận ra một số đặc điểm nếu không vào tận tới bản chất thì ít nhất
vào đủ sâu để ra kết quả và nảy sinh ý tưởng viết bài. Một đặc điểm thú vị
là tiếng Việt cho phép người sử dụng mô tả nhiều khía cạnh tình yêu, tình
dục, bạo lực, bệnh tật - chỉ dùng đến mỗi danh từ ẩm thực.

Các sự vật so sánh chính của Hồ Xuân Hương là quả mít, bánh trôi nước,

miếng trầu cau… Các sự vật so sánh chính của người Việt thời bây giờ vẫn
vậy; muốn nhắc chuyện tế nhị, buồn cười, hoặc đơn giản khó mô tả bằng
ngôn ngữ “chuẩn” thì người Việt hay nhờ đến từ vựng ẩm thực. Chắc có rất
ít nước mà ẩm thực ăn sâu vào ngôn ngữ hằng ngày như ở Việt Nam.

Đế làm rõ quan điểm này, tôi đã sáng tác một truyện ngắn dựa trên những

cuộc trò chuyện “chua cay” tôi đã nghe trộm thời gian qua.

Truyện cơm phở

Không lâu sau khi cưới, tôi chán cơm. Nhưng tôi vẫn phải ăn chứ - thế là

tôi đi tìm phở. Rất tiếc, một người như tôi khó mà tìm được phở ngon. Đời
là vậy, tôi đành phải bóc bánh trả tiền. Không ngờ trong lúc tôi ăn chả thì
vợ tôi cũng chán, hằng ngày đi ăn nem. Một hôm, tôi về nhà thì bắt gặp một
người lạ mặt (mặt mít đặc, tóc muối tiêu) đang xơi cơm của mình.

Tôi đứng há hốc mồm mất một lúc mới mở miệng được: “Đồ khốn! Mày

đang làm gì đấy? Mày muốn ăn cháo hả?” “Ồ không đâu,” kẻ kia trả lời,
giọng bình thản, mặt lạnh như nước đá. “Tao ăn no rồi, ngon lắm, đặc biệt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.