khác. Nhiều khi quan trọng nhất không phải mình học ở đâu mà là mình
may mắn vớ được giáo viên nào.
Tôi may mắn vớ được thầy Sơn, giáo viên cùng tuổi (con ngựa), cùng
loại xe (con Vespa), cùng gót chân Asin (con gái). Thầy Sơn rất biết tạo
không khí, còn trong một lớp học ngoại ngữ thì không khí là tất cả. Tôi may
mắn vớ được cô Chi, giáo viên miêu tả về sự thất bại của quân Nguyên với
mức độ nhiệt tình của một người trẻ đang tiết lộ bí mật cho các bạn trong
lớp nghe. Tôi may mắn vớ được cô Thanh, cô giáo dạy phát âm tiếng Việt
như dạy Vovinam; bắt tôi phải nói đi nói lại các thanh điệu và nguyên âm
đến sắp ngất…
Người đầu tiên dạy tiếng Việt cho tôi là một em sinh viên tên Hương. Em
ấy đến nhà tôi mỗi tuần ba buổi. Hai tháng đầu, tôi tiến bộ nhanh. Tôi nói
gì, Hương cũng hiểu. Phải đến lúc có đầy đủ can đảm để bắt chuyện với
người dân ngoài đường là tôi mới phát hiện sự thật. Không phải tôi đang
học tiếng Việt chuẩn của Hương mà Hương đang học tiếng Việt lởm của
tôi!
“Hóa ra chỉ có mỗi em hiểu anh,” tôi than van với em ấy, ánh mắt tha
thiết như hồi còn bốn tuổi.
“Yên tâm,” em Hương trả lời. “Em đang chạy trước một chút. Mấy tháng
nữa các anh chị ngoài đường sẽ hiểu anh thôi.” Và em Hương đã đúng.
Cộng với các thầy cô giáo đột phá, tôi tìmg có một số thầy cô giáo “đột
vòm”, lấy trộm nhiều thời gian, bỏ lại những kỷ niệm vui vẻ nên kể trong
một bài viết như thế này.
Tôi từng có một ông thầy mỗi lần dạy từ mới thì cầm bút viết tiếng Việt ở
trên, tiếng Nga ở dưới. Thầy đã mất mấy chục năm học tiếng Nga ở
Mátxcơva, nhất quyết sử dụng kiến thức đó trong phương pháp giảng dạy.
Rất tiếc, ngoài một cậu Ưkraina hay bỏ học, cả lớp không có sinh viên nào
biết tiếng Nga. Mỗi lần xuất hiện các “paỉORhiìi marcyi” và