NGƯỢC CHIỀU VUN VÚT - Trang 92

không giống ai. Tuy nhiên các câu lẩm bẩm ấy vẫn giữ một cái chuẩn nhất
định - vì là tiếng mẹ đẻ.

Chúng tôi có chức.

Nếu tôi không hiểu một ông Scotland đang nói gì, điều đó chưa đủ khiến

ông ấy cảm thấy ngại. Ông ấy tự tin về cái chuẩn của Glasgow còn tôi tự tin
về cái chuẩn của Vancouver. Đơn giản hai cái chuẩn khác nhau, không
người nào đúng, không người nào sai. Nhưng khi tôi nói chuyện bằng tiếng
Anh cùng một ông Việt Nam và không hiểu ông ấy đang nói gì thì rất có thể
điều đó đủ khiến ông ấy cảm thấy ngại. Bỏ yếu tố “mẹ đẻ” ra khỏi phương
trình thì bắt đầu có cái sai. Ông ấy nói sai. Ông ấy sai.

Chính vì thế nên chúng tôi, là những người may mắn được nói tiếng Anh

mẹ đẻ, hơi kiêu. Không kiêu làm sao được khi cả thế giới đang thi nhau học
ngôn ngữ mình? Khi thành phố nào cũng có mấy trung tâm dạy các em nói
theo cách của mình.

Mà chúng tôi càng đi nhiều nước càng kiêu lên.

Nhất là đi Việt Nam. Ở đây là thiên đường dành cho người kiêu căng.

Hãy hình dung tôi là khách du lịch đang gọi món tại nhà hàng bình thường.
Tôi gọi “Ham Sandwich” bằng tiếng Anh nhưng cậu nhân viên nghe nhầm,
mang ra “Beef Sandwich”. Tôi bực mình. Sandwich này là sandwich gì
vậy? Tôi nói rõ rồi, Ham Sandwich. H-A-M, không phải B'E'E'F. Thế là cậu
nhân viên ấy xin lỗi, cười ngại ngùng và qua hành động đó khẳng định thêm
quyền được bực mình của tôi.

Nhìn lại trường hợp trên. Cậu nhân viên ấy đã cố gắng học ngôn ngữ của

tôi để phục vụ tôi tốt nhất có thể. Không biết cậu ấy đã mất bao nhiêu đêm
đọc quyển sách photo copy, nói đi nói lại cho chiếc gương nghe. Cậu ấy đã
vất vả. Còn tôi (mặc dù đang ở đất nước của cậu ấy) chỉ dùng tiếng mẹ đẻ.
Tôi không phải nỗ lực gì. Tôi lười. Nhưng cậu ấy là người đỏ mặt vì ngại,
còn tôi là người đỏ mặt vì bực.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.