Một phút huy hoàng
Tôi đang chờ chết. Bạn đang chờ chết. Xã hội đang chờ chết, Trái Đất
đang chờ chết, thiên hà đang chờ chết.
Trong hoàn cảnh này tìm ý nghĩa cuộc sống ở đâu? Sống để làm gì nếu
một ngày nào đó - có khi một ngày rất xa, có khi một ngày không xa lắm -
mọi nỗ lực của mình sẽ bị xóa mất? Người ta sẽ không còn nhớ mình là ai?
Sẽ không còn người để nhớ, Mặt Trời đã mở rộng và nuốt mất Trái Đất.
Nhiều người tìm ý nghĩa ở việc sinh con. Nói cách khác, họ tìm ý nghĩa ở
việc tiếp tục. Phải tiếp tục, phải tiếp tục, bằng mọi cách là chúng ta phải tiếp
tục! Điều nghịch lý là càng nhiều người sinh con thì cái chết của Trái Đất
càng đến gần hơn. Thế giới đang có bảy tỷ người. Năm 2050, con số đó sẽ
lên đến chín tỷ. Đó là chín tỷ trái tim, chín tỷ người biết khóc biết cười.
Theo một cách nhìn khác, đó là chín tỷ vi khuẩn I nếu có thuốc kháng
sinh nào giết được nửa chúng ta, chắc Trái văn hóa dân tộc để làm gì nếu
sau này sẽ không còn ai để biết ơn?
Trong những lúc bơ vơ nhất tôi hay nghĩ đến câu của nhà thơ Xuân Diệu:
“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt/ Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.”
Có khi chúng ta nên tập trung nhiều hơn vào phút huy hoàng đó. Ngày mai
có khi sẽ không đến. Nhưng ít nhất - ít nhất - chúng ta có hôm nay.
Tôi cũng nghĩ đến đoạn thơ của Ben Johnson, viết cách đây hơn 400
năm.
A lily of a day,
Is fairer far, in May,
Although it fall, and die that night;