lẩm bẩm gì đó một mình. Nó vẫn không ăn thịt như trước đây, mỗi khi thấy
thịt trong thức ăn là hét lên, bỏ chạy. Ngày nào nắng to Yeong-hye ôm chặt
lấy của sổ, mở cúc áo bệnh viện phơi ngực ra nắng. Bố mẹ đột nhiên đổ
bệnh, không còn muốn nhìn mặt cô con gái thứ hai nữa, ông bà cắt cả liên
lạc với cô con gái lớn để khỏi phải liên tưởng đến thằng con rể không bằng
cả thú vật. Gia đình cậu em út cũng vậy. Nhưng cô thì không thể bỏ được
Yeong-hye. Vì phải có ai đó trả tiền viện phí, có ai đó phải làm người nhà
của Yeong-hye.
Cô cứ tiếp tục sống như vậy. Đeo trên lưng tin đồn dai dẳng, cô cố gắng
điều hành cửa hàng của mình. Thời gian là dòng chảy công bằng đến tàn
nhẫn, chỉ với lòng kiên trì, nó cũng hợp sức đẩy cuộc sống tẻ nhạt của cô
trôi đi. Ji-woo của mùa thu năm đó được năm tuổi, giờ đã lên sáu tuổi, cho
đến khi chuyển Yeong-hye đến bệnh viện vừa có môi trường tốt vừa giá cả
viện phí hợp lý này, bệnh tình của Yeong-hye đã có phần tốt lên.
Từ nhỏ cô đã là người sở hữu tính cách mạnh mẽ – đặc điếm chung của
những người tự lập từ hai bàn tay trắng. Cô luôn biết chịu trách nhiệm với
tất cả những việc xảy ra trong cuộc sống của mình, nhiệt tình, như một đức
tính bẩm sinh của cô. Với tư cách là một người con, người chị hay người
vợ, người mẹ, người kinh doanh cửa hàng, thậm chí đến cả một người
khách đi trên tàu điện ngầm, cô cũng luôn hết mình làm tròn trách nhiệm.
Với bản tính nhiệt tình đó, theo thời gian cô đã khắc phục được tất cả.
Nhưng nếu như Yeong-hye không đột nhiên biến mất vào tháng Ba vừa rồi.
Nếu như không tìm thấy em cô trong khu rừng đêm mưa. Và sau ngày hôm
đó, nếu như mọi triệu chứng không đột nhiên nặng lên thì…
* * *
Cộp, cộp, cộp… tiếng giày nện mạnh xuống sàn vọng tới, một bác sĩ trẻ
mặc áo blouse trắng đi tới từ phía cầu thang bên kia. Cô đứng dậy chào, bác
sĩ cũng khẽ gật đấu đáp lỗ. Người bác sĩ vung tay ra hiệu chỉ phòng tư vấn.
Cô lẳng lặng theo sau bác sĩ vào phòng.