CHƯƠNG NĂM MƯƠI MỐT
Thì thầm, nữ cảnh sát nói, “Chỉ là… Em không hiểu cô ấy làm như thế
nào.”
Rhyme nói với Bell, “Cô ấy bóp méo chứng cứ, nói dối chúng ta, cài cắm
những đầu mối giả… Roland, hãy quay qua những tấm bảng đi. Tôi sẽ cho
anh xem.”
“Kara cài cắm bằng chứng sao?” Sachs hỏi sửng sốt.
“À, chắc chắn là thế. Và cô ấy còn làm rất giỏi nữa, từ hiện trường đầu
tiên, thậm chí là trước khi em tìm ra cô ta. Em nói với anh rằng cô ta ra hiệu
cho em tới gặp cô ta trong tiệm cà phê. Họ đã dàn dựng chuyện đó từ đầu.”
Bell đang ở chỗ những tấm bảng trắng và lúc anh chỉ vào các bằng chứng
trên đó, Rhyme giải thích Kara đã lừa gạt họ thế nào.
Một lát sau Thom gọi vào, “Có một cảnh sát ở đây.”
“Cho vào đi,” Rhyme nói.
Một nữ cảnh sát đi qua cửa và đến chỗ Sachs, Bell và Kadesky, quan sát
họ qua cặp kính sành điệu với vẻ tò mò trên mặt. Cô gật đầu với Rhyme và
hỏi Bell bằng giọng Tây Ban Nha, “Anh đã gọi xe chở tù nhân phải không,
thanh tra?”
Bell hất đầu về phía góc phòng. “Cô ta ở kia. Tôi đã đọc quyền Miranda
rồi.”
Quyền Miranda là việc các nhân viên chấp pháp ở Mỹ khi bắt người phải
đọc rõ ràng và đảm bảo rằng người bị bắt hiểu được các quyền của mình.
Nguyên văn của các quyền Miranda: “Anh/chị có quyền giữ im lặng và từ
chối trả lời câu hỏi. Bất cứ điều gì anh/chị nói có thể sẽ được dùng để chống
lại anh/chị trước tòa. Anh/chị có quyền có luật sư trước khi khai báo với
cảnh sát và luật sư sẽ hiện diện khi cảnh sát thẩm vấn anh/chị. Nếu anh/chị
không thể tìm được luật sư, anh/chị sẽ được cung cấp một luật sư trước khi
trả lời các câu hỏi. Anh/chị có thể trả lời câu hỏi khi không có luật sư, nhưng