NGƯỜI BÌNH XUYÊN - Trang 121

cho tôi cây súng, tôi sẽ chiến đấu bên cạnh các anh”. Vậy mà đêm ấy, cả
gia đình anh sáu người: hai vợ chồng và bốn đứa con bị tàn sát.
Sáng hôm sau, khi hay tin này, báo “kèn gọi lính” của Trần Bửu Kiếm đã
đăng lời chia buồn, đồng thời UBND mở cuộc điều tra. Có dấu hiệu cho
thấy hành động bừa bãi này là do Ba Nhỏ, tay anh chị vùng Thị Nghè, cầm
đầu. Ba Nhỏ chịu trách nhiệm khu vực Bà Chiểu, cách nơi thảm sát có một
con rạch nhỏ, không xa Cầu Bông bao nhiêu, Ủy ban phái cán bộ tới tận
nơi điều tra, nhưng bị bọn thực dân ngăn cản.
Ngày 26, một biến cố nữa làm thế giới chú ý đến thời cuộc Sài Gòn. Đại tá
Đơ-vi (Peter Dewey), Giám đốc tình báo Hoa Kỳ, bị dân quân bắn chết ở
Phú Nhuận, khi hắn lái chiếc xe Jeep có gắn cờ Mỹ từ Tân Sơn Nhất về Sài
Gòn. Trước khi chết, hắn còn kêu to lên 1 câu tiếng Pháp “Je suis
Américain” (Tôi là người Mỹ). Đây là người Mỹ đầu tiên chết về súng đạn
tại Việt Nam.
Cũng trong ngày này, soái hạm Ri-sơ-liơ (Richelieu) tới Vũng Tàu và chiến
hạm Tri-om-phăng (Triomphant) đưa quân Pháp vào Sài Gòn. Bọn Pháp
càng thêm đắc chí xúi Gra-xi buộc Nhật đảm trách nhiệm vụ giải giới bộ
đội Việt Nam. Nhưng ta khéo tuyên truyền đường lối chủ trương kháng
chiến nên Nhật không nhận trách nhiệm đó, viện lẽ họ chỉ có việc giao khí
giới cho Đồng minh để xuống tàu về nước. Tướng Gra-xi dọa xử tướng
Numata là tội phạm không tuân lệnh hắn. Túng thế, Numata nhận là trung
gian giữa hai bên Anh- Pháp và Việt minh.
Tình hình căng thẳng kéo dài đến đầu tháng 10, tướng Lơcơle (Leclerc) tới
Sài Gòn. Tên háo thắng này chủ trương đánh nhanh thắng lẹ, huênh hoang
tuyên bố đánh một tháng là xong ngay. Từ đó chiến tranh tăng cường độ và
cháy lan thật nhanh khắp nơi.
Chú thích:
(1) Nay là đại lộ Lê Duẩn
(2) Công viên Tao Đàn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.