cũng như bất cứ nơi nào đều khoái súng lơn. Không mấy chốc tin có bộ đội
miền Đông xuống lan đi khắp xã, dân chúng rủ nhau đi xem súng đen cả
xóm Nhà Thờ.
Tư Sang cho liên lạc tới tổng hành dinh Trung tướng Nguyễn Bình để bàn
thảo về cuộc lễ tấn phong cũng như cuộc họp bàn giao nhiệm vụ Khu bộ
trưởng.
Cách nơi Bảy Viễn đóng quân không bao xa, một cuộc họp mặt giữa cán bộ
diễn ra vô cùng gay cấn. Trung tướng Nguyễn Bình nhân danh Ủy viên
Quân sự Nam Bộ đề nghị bắt Bảy Viễn ngay tức khắc, khi hắn còn mệt mỏi
vì đường xa và hai đại đội của hắn còn bỡ ngỡ với địa hình địa vật. Nguyễn
Bình cũng đề nghị ập tòa án quân sự Nam Bộ xét xử Bảy Viễn cùng lúc với
Phán Huề được giải về từ lâu. Nhưng đồng chí Lê Duẩn nhân danh Bí thư
Xứ ủy bác bỏ đề nghị ấy:
- Chúng ta bắt Bảy Viễn để làm gì? Không khéo lại gây đổ máu cho cả đôi
bên. Tôi đề nghị cứ làm lễ tấn phòng Khu trưởng cho Bảy Viễn và để hắn
tự do ra về…
- Nó sẽ nhảy vào thành – Nguyễn Bình gằn giọng – Ai chịu trách nhiệm về
việc Bảy Viễn công khai đi đầu Tây đây?
Giọng đồng chí Lê Duẩn vẫn ôn tồn:
- Nếu hắn dám đi đầu Tây thì đó là chính hắn tự vạch mặt phản dân hại
nước, chính hắn tự ký bản án phản quốc; và chúng ta khỏi phải làm cái việc
mà thiên hạ gọi là “nồi da xáo thịt”…
Có tiếng vỗ tay, nhưng Trung tướng Nguyễn Bình vẫn giữ vững lập trường:
- Tôi là quân nhân, tôi không phải là nhà chính trị. Tôi xử những tên phản
quốc bằng súng đạn và xử ngay tại chỗ. Với tư cách là Ủy viên Quân sự
Nam Bộ, tôi ra lệnh bắt và truy tố nó trước tòa án Quân sự Nam Bộ…
Không khí cuộc họp càng dữ dội. Đồng chí Lê Duẩn đề nghị giải quyết vấn
đề bằng biểu quyết. Đa số tán thành ý kiến của anh Ba Duẩn.
Lễ tấn phong được tiến hành như đã dự định. Quyền Chủ tịch Ủy ban Nhân
dân Nam Bộ Phạm Ngọc Thuần đọc quyết định phong chức Khu bộ trưởng
cho “đồng chí” Lê Văn Viễn, Nguyễn Bình làm lễ bàn giao với Bảy Viễn.
Một tiệc liên hoan kết thúc lễ tấn phong. Nhưng bộ tham mưu của Bảy