đường đi đến nơi về đến chốn, tuy lắm chông gai nhưng cũng đầy hương
sắc.
Anh Hai Vĩnh đưa tôi về xã Long Kiểng, nơi chôn nhau cắt rún của anh.
Chúng tôi đã dừng lại ngã ba Nhơn Đức, nơi anh lập thành tích đánh tan ba
tên du đãng để nhảy lên chức anh chị trong vùng. Nhắc lại chuyện xưa, anh
đăm chiêu và tôi hiểu anh nghĩ gì: “Nếu không có Đảng…” Cố nhiên là
chúng tôi dừng lâu tại cầu Rạch Đỉa là nơi diễn ra mối tình đầu của thầy
Hai Vĩnh và cô Tư Xóm Cỏ.
Bà con trong vùng tranh nhau mời “chú Hai” vô nhà uống nước. Nhiều
người ngỏ ý “thành tích chiến đấu suốt hai mùa kháng chiến, Hai Vĩnh phải
lên tướng mới đúng”. Trước tình cảm đặc biệt của bà con, anh chỉ mỉm
cười khiêm tốn. Trên đường về, anh nói nhỏ với tôi:
- Lên tới tá là đụng trần nhà rồi. Bởi vì văn hóa mình kém, lại kẹt lý lịch
Bình Xuyên…
Tôi nghĩ thầm:
“Phải cố hoàn chỉnh Người Bình Xuyên để giúp mọi người hiểu rõ tập thể
những kẻ giang hồ yêu nước mà Hai Vĩnh là một trong những người tiêu
biểu nhất.
*****
Về nhà, anh giới thiệu tôi với cô Tư Xóm Cỏ - nay đã có cháu nội. Hai anh
chị mỉm cười khi tôi gợi lại mối tình đầu ở nhà máy xay Sáu An. Cô Tư
Xóm Cỏ tiết lộ một bí mật lý thú:
- Hồi đó ông yếu nhớt vì mang chứng hút. Nhờ cú đá của tôi mà ổng bỏ hút
đi học võ.
Thì ra nạn nhân của cô Tư Xóm Cỏ tại nhà mày ngày ấy không phải là anh
thợ máy mà chính là chàng Hai Vĩnh. Lai càng độc đáo: một ngọn cuớc mà
nên vợ nên chồng, lại nên nghiệp lớn. Người Bình Xuyên có khác!
*****
Anh Bảy Rô đã thành “viên ngoại”, đúng như điều anh mơ ước thuở thiếu
thời. Sau giải phóng, anh làm cán bộ công đoàn huyện Nhà Bè, ngụ tại ấp
3, xã Tận Thuận. Cơ ngơi của anh theo đúng công thức VAC (vườn, ao,
chuồng) lại thêm ruộng rẫy nứa. Anh sống thoải mái “giàu sang thì không