*****
Về anh Mười Trí, nhiều bạn yêu cầu viết thêm, vì đây là nhân vật “có một
không hai” trong giới giang hồ và giáo phái. Tác giả đã viết riêng về nhân
vật “độc nhất vô nhị” này trong một tiểu thuyết lấy tên là Sư thúc Hòa Hảo.
Trong phần cuối này, xin bổ túc vài chi tiết về anh Mười:
Sau Đại thắng mùa Xuân, anh Mười đắc cử đại biểu Quốc hội cùng với anh
Mười Tôn, đơn vị An Giang. Hai ông Mười là niềm hãnh diện chính đáng
của đồng bào Hòa Hảo yêu nước không riêng gì trong tỉnh mà cả miền Tây.
Thiếu tướng Tô Ký nêu ba đặc điểm của anh Mười như sau: “Chơi với
Bình Xuyên mà không nhiễm Bảy Viễn, đi với Hòa Hảo mà không theo
Huỳnh Phú Sổ, chơi với Cao Đài mà không theo Phạm Công Tắc”. Đó là
bản lĩnh của anh Mười. Niềm vui của nhân sĩ Huỳnh Văn Trí là các con em
đều học đến nơi đến chốn, đại học và trên đại học.
Khi gặp nữ bác sĩ Huỳnh Trong, chủ nhiệm khoa sản tại bệnh viện Từ Dũ,
tác giả chợt nhớ tới Giấc ngủ mười năm của Trần Lực (tức Bác Hồ) đã đọc
hồi chín năm. Một người tù vượt ngục có bao giờ dám mơ ước con mình
trở thành bác sĩ? Vậy mà anh Mười có đến hai người con bác sĩ (thêm
Huỳnh Ri, anh hùng Cồn Cỏ) và còn nhiều được sĩ, kỹ sư…
Còn chứng mình nào hùng biện hơn quyết định theo cách mạng của gia
đình anh Mười? Chẳng những “không sợ mất gì cả, chỉ mất đi xiềng xích”
(như Mác nói) mà còn bảo đảm tương lai cho con cái mình.
Cái mất và cái được của giới giang hồ khi đi kháng chiến đã hiện ra, rõ như
bang ngày.
*****
Về nhóm nhân vật “đảo tuyến – nói theo giới sân khấu – xin phớt qua các
anh Bảy Môn, Mười Lực,Năm Chảng.
Cái “số” của anh Bảy Môn nằm gọn trong chữ “nhàn”. Anh tiếp tôi trong
biệt thự chánh phủ cấp, tươm tất trong bộ pyjam ủi thẳng nếp, tóc chải láng
bóng. Đem so với anh công nhân – thư ký hãng Caric Võ Văn Môn 40 năm
về trước thì trung tá Bảy Môn, thành viên Măt trận Tổ quốc Việt Nam hiện
anh không khác mấy.
Nhắc lại chuyện xưa – đánh nhau với Hai Vĩnh theo yêu cầu của người