NGƯỜI BÌNH XUYÊN - Trang 418

khác – anh Bảy cười, lắc đầu: “hồi đó mình có biết gì đâu!...”
Nói chuyện bây giờ, anh Bảy được anh em “chịu” về tám lòng bè bạn của
anh đối với Mười Lực. Sau giải phóng, Mười Lực bị “thưa gởi” liên quan
tới Cảng cá Chánh Hưng. Hay tin này, Bảy Môn chạy qua can thiệp với
chánh quyền, anh đem sinh mạng chính trị của mình bảo lãnh cho người
bạn năm xưa…
*****
Sau ngày từ Côn Đảo về, Mười Lực “trụ bộ” tại Chánh Hưng. Hiện nay anh
sống qua ngày với thùng thuốc lá bán lẻ. Niềm vui của anh là những năm
tháng nắm Chi đội 3 ở Rừng Sác.
Chuyến nhảy về thành theo Bảy Viễn đến này vẫn còn là mặc cảm tội lỗi
ray rứt triền miên.
Anh ngại tham gia các liên hoan tổ chức tại nhà Bảy Rô. Mà anh cũng có lý
của anh: tôi đã không bắt tay anh khi Hai Vĩnh đèo anh tới. Tôi cũng buồn
tiếc với anh cho tình đời: “đánh kẻ chạy đi” sao lại làm mặt là với người
quay về?”
*****
Anh Năm Chảng là một đảng viên được đưa về thành công tác. Anh không
may mắn như Bảy Môn, không bắt được liên lạc với kháng chiến. Từ ngày
được phóng thích khỏi Côn Đảo, anh sống ẩn dật như một “phó thường dân
Nam Bộ”. Phương tiện sinh sống là quán cà phê nghèo chiếm một nửa gian
nàh anh, kế bên mấy chòm mả đá, phía sau hãng cưa dưới dốc cầu Rạch
Ong (xưa là hãng đóng tàu Nichina).
Đôi mắt mờ vì chứng huyết áp, hai chân chậm, một hình anh trái ngược với
anh chỉ huy trường Chi đội 2 nửa thế kỷ trước đây. Chuyện đánh Tây đã lùi
về dĩ vãng, dù vậy nhắc lại chuyện xưa, trên đôi mắt tái thoáng nở nụ cười
tươi. Đúng như nhà thơ Kiêng Giang nghĩ:
Dĩ vãng là một nấm mồ
Ở đây kỷ niệm đợi chờ hồi sinh…
*****
Để chấm dứt, cũng nên nói “đá qua” nhân vật phản điện chính Bảy Viễn –
mà nhiều anh em gọi là “Chàng Grigôri của vùng Bình Xuyên”. Vì nghĩ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.