trương của Xứ ủy, cho là bạo động non…
Mọi người giật mình:
- Có chuyện đó nữa sao?
- Sao lại không? Liên lạc từ Trung ương vô đây phải mất nhiều thì giờ. Nếu
ngoài kia hoãn lại thì có nơi nhận được chỉ thị, có nơi không…
Ba Cường lo ngại:
- Nếu có lệnh hoãn lại thì sao? Mình có làm tới không?
Năm Trừ nói hớt:
- Làm tới chớ! Một lần chuẩn bị một lần khó. Phải không chú Bảy?
Bảy Trân lắc đầu:
- Đâu được mậy! Làm cách mạng đâu phải chuyện giỡn. So với cả nước thì
tổng Tân Phong Hạ mình nhỏ như cái móng tay. Một mình làm thì thằng
Tây tiêu diệt không còn một con đỏ. Không chỉ tụi mình chết mà chết lây
hết dân trong năm xã, nhất là ba xã Chánh Hưng, Bình Đăng và Đa Phước.
Chín Báu hỏi:
- Giữa ba nơi, anh Bảy thấy nơi nào đáng tin cậy hơn hết?
- Cha con ông Tám Mạnh: Hầu hết là người nhà. Ông Tám bảo sao họ nghe
vậy. Mấy tay em vợ toàn là dân ăn cướp có nhiều tiền án nhưng cũng nghe
ổng răm rắp. Bên Bình Đăng có nhóm Hai Nhuận, Hai Đỏ cũng hăng hái.
Còn ở Đa Phước mình nắm được hai anh em Hương quản Bảy, Bộ Huỳnh
tình nguyện làm tay trong cho mình. Mấy ngày nay, cố Hoạnh cũng nghe
lời kêu gọi của mình không “đi hát” để dành sức xuống đường đập đầu làng
lính với mấy thằng hương chức hội tề.
Trời hửng sáng, vẫn không nghe tiếng súng miệt Sài Gòn. Bảy Trân thở dài
nói:
- Chắc là có lệnh hoãn lại rồi. Như vậy là tao nhận định đúng khi đại diện
Xứ ủy giao chỉ thị cho tao làm cuộc khởi nghĩa ở Tân Phong Hạ…
- Anh nhận định như thế nào hả anh Bảy? Mọi người tò mò hỏi.
- Đại diện Xứ ủy là đồng chí Hai Nữ, tên thiệt là Dương Công Nữ, thầy
thuốc đông y, quê ở Trà Vinh. Đồng chí Nữ ra lệnh cho tao cướp chính
quyền từ sông Sài Gòn chạy vô rạch cát giáp mí với đường số 5. Hễ nổ
súng rồi, thì bắt hết hội tề, làng lính. Đó là bước thứ nhất. Bước thứ nhì là