phân biệt chánh tà, phải trái.
Bảy Môn hơi ngượng, nạt ngang:
- Tao không biết!
Nhưng hai bên không có thì giờ đấu lý. Tên Chà đã bố trí mọi việc. Đúng
lúc Bảy Môn vào quán sanh sự với Hai Vĩnh thì cảnh sát ập vào bắt Hai
Vĩnh giải về bót Thương Khẩu ở bến sông Sài Gòn về tội du đãng.
Thằng cò Tây nhìn anh không chớp: trước mắt hắn không phải là một tên
đâm thuê chém mướn mà là một thanh niên ăn mặc tươm tất, quần “tuýt-
xo” áo lụa lèo, giày “béc-ca-na”, mũ phờ-rết-sê mười tám đồng một cái,
bán tại hiệu Phan Bá, cửa hàng sang trọng nhất ở đường Đết-pan
(d’Espagne).
- Theo đơn tố cáo, mày là du côn đứng bến…
Với tất cả bình tĩnh, Hai Vĩnh tranh thủ tên cò:
- Du côn đứng bến có nghĩa là mặt thẹo, mình xâm, mặc áo banh ngực, nói
tục chửi thề. Nhưng ông thấy tôi đây, mặt không thẹo, mình không xâm-
anh cởi áo sơ-mi vạch lưng, ngực cho tên cò xem rồi cài nút lại- ông cũng
đã thấy cách ăn mặc, nói năng của tôi, bây giờ tùy ông phán đoán.
Thằng cò giải quyết thật gọn: chuyển đơn và người lên cấp trên. Hai Vĩnh
được đưa về bót Catina (Catinat) gần nhà thờ Đức Bà. “Thế là lần đầu tiên
mình được vào Lít-xê (4) Khám Lớn”, nói theo cách trào lộng của ông Bảy
Trân. Hai Vĩnh nghĩ thầm như vậy khi nằm khám Catina. Nhưng tương lai
không mù mịt như anh tưởng. Ngay khi anh bị giải về bót Thương Khẩu thì
em út của anh đã phóng về cấp báo với ông Tám Mạnh. Lập tức ông Tám
nhắn Huyện Bảo, chủ sự phòng tư pháp, vận động cho Hai Vĩnh sớm được
trả tự do. Huyện Bảo từng học võ tại lò ông Tám. Nhờ Huyện Bảo chạy lo
kịp thời, Hai Vĩnh chỉ nằm khám có bảy ngày rồi được thả về. Điều anh vui
mừng hơn hết không phải là được tự do ra về, không lãnh án tiết gì hết- mà
là hay tin thằng Chà rút lui vào giờ chót và người nhờ anh giúp đã đấu thầu
được. Người này gởi đến anh một số tiền lớn gọi là đền bù sở phí 1 tuần lễ
anh kẹt trong bót Catina. Đây là số tiền lớn nhất trong những ngày đầu Hai
Vĩnh đứng ra làm anh chị. Với số tiền này, anh trích một ít gởi về giúp cha
mẹ và bầy em, còn lại mua sắm đôi bông và chiếc nhẫn xoàn làm quà cưới