NGƯỜI BÌNH XUYÊN - Trang 53

cô Tư. Anh xem lịch cẩn thận và thấy mình giữa đúng lời hứa: chưa đầy 1
năm anh đã tạo được chân đứng và đủ sức sắm lễ vật bằng đồng tiền do
mình tạo ra. Anh tự thấy xứng đáng với gia đình nhà vợ.
Ngày Hai Vĩnh mang lễ vật sang chính thức xin cưới cô Tư, người ngạc
nhiên nhất cố nhiên là cô Chín. Nhìn những viên thạch xoàn năm ly, bảy ly,
bà chóa cả mắt. Bà có hơi ngượng về những lời lẽ chê bai Hai Vĩnh trước
kia, nhưng bà xoay trở cũng hay: “Nếu hồi đó mình dễ dãi với nó thì nó đâu
được như ngày nay. Người xưa nói “Nhi nữ tạo anh hùng” là phải lắm”! Bà
con xa gần đều khen cô Tư có mắt tinh đời, biết chấm Hai Vĩnh từ lúc anh
còn hàn vi dưới lớp áo làm công trong nhà máy xay lúa của Sáu An tại ngã
tư sông cầu Rạch Đỉa.
Người vui nhất là ông Tám Mạnh. Ông mến Hai Vĩnh ngay từ ngày Hai
Vĩnh mới tới lò võ. Là thầy dạy võ, ông Tám có con mắt nhà nghề. Chỉ
nhìn thoáng qua, ông biết người mới đến có đáng cho ông truyền nghề hay
không và truyền hết bài bản hay giữ lại vài miếng đề phòng trường hợp trò
phản thầy? Với Hai Vĩnh ông không hề bận tâm về những chuyện rắc rối
ấy. Khi bắt tay vào dạy, ông Tám càng phấn khởi hơn. Cậu học trò mới này
sáng dạ làm sao! Chỉ biểu diễn qua một lần là cậu ta đã “lấy nghề” dễ dàng,
không cần phải ôn đi tập lại nhiều lượt. Đó là nhờ Hai Vĩnh biết kết hợp lý
thuyết với thực hành, biết tập trung vào những cái chính và lướt qua những
cái thứ yếu…
Tết năm 1943, Hai Vĩnh chính thức là rể ông Tám Mạnh.
Chú thích:
(1) Olivier: Phụ trách hải đăng tại Hòn Khoai
(2) Diplôme (Bằng thành chung - tốt nghiệp cấp 2)
(3) La-ve (Tiếng Pháp là bière) bia
(4) Lít-xê (Lycée) Trường trung học thời Tây

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.