tỏ nạn nhân mới bị giết vào khoảng 2 - 3 giờ sáng. Quay trở về, nghe
chuyện, Năm Vĩnh chỉ còn biết la trời.
Sau khi tổ chức “luộc” Hiệp ruồi tức Hiệp Súng sáu, Năm Cao trở nên
ngạo mạn và coi thường các băng du đãng khác. Một lần, hắn đã ngang
nhiên xé sòng bầu cua tôm cá của một đám du đãng mũ nồi nâu (Biệt động
quân). Điên tiết, Năm Cao vừa quay lưng, một tên Biệt động quân đã rót
vào lưng hắn trọn vẹn một băng M.16. Mất thổ địa, lại bị hàng loạt tên du
đãng khác vừa từ mặt trận trở về dọa “làm thịt”, Năm Vĩnh và Năm Cao lại
vội bỏ Nha Trang lên Cao Nguyên tìm nơi ẩn nấp. Cái “hang” mà chúng
chọn là Liên đoàn 21 Biệt động quân.
Trở lại quân đội với trang phục rằn ri nâu, mũ nồi nâu, vị trí của Năm
Vĩnh và đồng bọn đã thay đổi hẳn. Lính tráng toàn Cao nguyên không tên
nào không từng nghe qua danh xưng “đại ca Năm Vĩnh”, “hùm xám miền
Trung”. Vì thế, chỉ huy các đơn vị của Vĩnh - hắn thuyên chuyển đơn vị
liên tục - cũng vị nể, chẳng bao giờ bắt Vĩnh và đàn em của hắn phải ra
trận. Bù lại, phần ăn nhậu, hút xách của các “thầy, các “chú” tự nguyện
chung chi đủ, cộng thêm khoản lương lính của chúng “chẳng đáng là bao”,
đến tháng các sĩ quan cứ việc giở sổ lương mà lấy. Dĩ nhiên Năm Vĩnh nổi
tiếng đến thế thì tung tích hắn không cần tìm cũng thấy, quân cảnh ngụy
không khó gì mà không tìm ra để tóm cổ tên tội đồ từng giết người và đào
ngũ như cơm bữa này. Nhưng mỗi lần có công văn tầm nã, sĩ quan các đơn
vị lại sẵn sàng báo cáo láo là “không hề có tên đương sự trong danh sách”,
lờ đi, tiếp tục che chở cho Năm Vĩnh để ăn của đút bằng cách chuyển hắn
sang một bộ phận khác! Cảnh sát cũng chẳng dại gì mò lên tận tiền đồn để
truy nã một thằng đầu trâu mặt ngựa, lơ mơ ăn đạn của cả hai bên chưa biết
chừng. Thậm chí, một tiểu đoàn trưởng nổi tiếng, đại úy Tôn Thất Trực,
bạn học của tướng Lê Minh Đảo, còn xúi Năm Vĩnh:
– Mỗi tháng mày nên về Nha Trang chơi bời ít bữa cho nó… khỏe, nhớ
rủ tao đi với!
Lợi dụng thế tự do, tên du đãng mặc áo lính dồn hết thì giờ để tổ chức
hai việc: bán ma túy và mở sòng bài phục vụ cho những tên lính Vùng II