NGƯỜI CỦA GIANG HỒ - Trang 147

tiếng. Lần sau, thấy mặt hắn quay lại là chủ quán hiểu liền, vội xòe ra mấy
chục ngàn để “anh Năm tiêu vặt”, may ra mới được yên thân.

Đa phần lính tráng Vùng II đều xuất thân từ các tỉnh miền Trung. Đời

lính buồn và… mau chết, những tên lính cứ bưng luôn câu ngạn ngữ gốc
ruộng “muốn dỡ chuồng heo thì phải dám seo cột nhà” vào quân ngũ làm lẽ
sống. Rảnh rỗi, rượu còn có người chê chứ bài bạc sát phạt nhau thì tên lính
nào cũng “máu”. Một chiều mùa Đông năm 1972, khi sòng bạc ở ngã ba
Diệp Kính đang đến hồi cao trào thì cửa phòng bị đạp tung. Trên ngưỡng
cửa xuất hiện hai bộ đồ rằn ri, áo bỏ ngoài quần, tóc râu tua tủa và nét mặt
rất cô hồn. Giật phắt chốt quả M26 ném keng xuống sàn, một tên tuyên bố:

– Bỏ hết tiền, đồng hồ, tư trang xuống bàn!
Dù cùng là lính tráng, nhưng trái lựu đạn cũng đủ chặn mọi bàn tay

manh động, những tên lính đành ngưng cuộc sát phạt, líu ríu nghe lệnh gã
cô hồn. Khi mọi cái túi đã được lộn trái, tên kẻ cướp điềm nhiên hô “biến!”,
đồng thời thả trái lựu đạn xuống mặt bàn và hốt tiền, vàng vào ba lô lộn.
Lựu đạn phun khói xì xì khiến đám con bạc xéo nhau chạy trối chết. Hốt
đầy ba lô, ngẩng lên sòng bạc đã vắng ngắt, thằng cô hồn ung dung bước ra
cửa gọi tên bạn đang lăm lăm súng đứng cạnh:

– Dọt mày!

Đúng lúc đó, gáy bỗng dưng lạnh buốt khiến hắn phải ngoái đầu lại.

Dưới bóng điện mờ mờ, trên một tấm phản kê tít trong góc phòng có một
tên biệt động quân đang chống tay trái nằm nghển cổ duỗi dài thân nhìn
xoáy vào mặt hắn. Một tấm áo palto lính trải rộng che nửa thân trên và cánh
tay phải của kẻ đang nằm. Quá đỗi ngạc nhiên, tên kẻ cướp bước lại gần
hỏi:

– Mày là bảo kê sòng này?
Tên kia không thèm ngồi dậy, trả lời nhát gừng:

– Nhìn là biết, hỏi chi?
Thằng kẻ cướp ngạc nhiên lắm:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.