như ăn cháo, tên là Kalon Rim. Bố dượng cũng cục tính, lầm lì y như thằng
con, được cái cũng không tệ bạc gì với mấy đứa con riêng của vợ nên Minh
con chẳng có lý do gì mà ghét lão. Nhưng chính vì tử tế nên lão đã nhất
quyết bắt bốn anh em Minh cải họ theo mình để mang những cái tên rất
Miên mà nó không hề thích, cũng chẳng hiểu nghĩa là gì. Minh con trở
thành Kalon Theo, con Hòa em nó trở thành Kalon Hòa. Những cái tên có
vẻ “cà chớn” khiến thằng ma cô bất mãn. Không nói không rằng, nó bỏ
nhà, bỏ miệt Gò Vấp mò lên sống bụi đời ở trước khu chợ Dân Sinh, quận
1. Làm đủ thứ nghề, ngày bán báo, đánh giày, đêm ra lề đường Nguyễn
Công Trứ thuê ghế bố ngủ. Không có tiền thì lót báo cũ nằm vạ vật. Chưa
hề sung sướng bao giờ nên kiếp bụi đời, với Minh cũng chẳng có gì là khổ
sở.
Trước lúc ra đi, thu hết can đảm, nó mò đến cái snack-bar nơi Hélen
Diểm làm tiếp viên, trong túi là một bánh pháo dài cả thước. Diễm chưa kịp
ngạc nhiên trước sự xuất hiện bất ngờ, Minh con đã lôi bánh pháo ra, cầm
trên tay trần, giơ cao và rút điếu thuốc trên miệng châm vào ngòi pháo.
Pháo nổ tung tóe khiến gái bán bar và khách làng chơi cả Mỹ lẫn Việt được
một phen nhốn nháo. Nhưng Diễm thì không. Không nhắm mắt, không bịt
tai cũng không bỏ chạy, cô cứ đứng ngó trân trân dây pháo nổ điếc màng
nhĩ trên tay tên bạn bụi đời. Viên pháo cuối cùng, Minh con bóp đít búng
tung lên trời đúng khi nó vừa phát ra tiếng nổ. Xong, nó quay lưng đi
thẳng, đi một mạch, không hề nói câu nào, bỏ lại một Hélen Diễm phía sau
đang ngây người, nước mắt ròng ròng trước lời tỏ tình có một không hai
của thằng con trai hàng xóm.
Khoảng nửa tháng sau, tháng 4.1968, tình cờ trên mục “đua xe cán chó”
của một vài tờ báo, Minh con đọc được mẩu tin: “Một cô gái điếm cỡ 18
tuổi bị một toán lính Mỹ thay nhau hãm hiếp rồi lột truồng vứt xác ngoài
bãi rác ở Gò Vấp”. Lòng điên dại, hắn vứt xấp báo chạy ngay về Hạnh
Thông Tây. Nhưng đã quá muộn: cỗ quan tài có Hélen Diễm nằm trong đó
đã vùi sâu vào đất lạnh! Mối tình đầu câm lặng kết thúc quá sớm trong bi