cộm cán này đã la ó vang trời tính chuyện “làm reo”. Là “thư ký đề lao”,
Điền Khắc Kim cũng có mặt trong buổi tiếp nhận những thành viên mới.
Muốn thị oai, hắn xông ra quát:
– Muốn làm loạn hả? Không biết ông nội bay đang ở đây sao?
Nổi nóng, Lâm Chín ngón nhảy xổ ra:
– Mày là thằng chó nào?
Điền Khắc Kim tức lắm bảo:
– Đừng lộn xộn, ông nội mày là Điền Khắc Kim đây.
Lời hắn chưa dứt, Lâm Chín ngón đã nhảy xổ tới, một tay kẹp ngang cổ
họng, một tay rút luôn cây paker trên túi áo hắn đâm thẳng xuống đầu kẻ
mạnh mồm. Hung hăng nhưng nhỏ con, Điền Khắc Kim không chọi lại gã
hộ pháp Lâm Chín ngón, cứ quẫy đạp lung tung nhưng vẫn không thoát,
lãnh nguyên nhát đâm vào giữa trán. May cho hắn, đầu bút chọc trúng vết
thẹo cũ do đạn của Biệt đội hình cảnh trước đây tặng. Thẹo trơn, vết đâm
chệch đi nên Điền Khắc Kim không chết nhưng máu cứ tuôn xối xả, đỏ lòm
khuôn mặt. Đến lúc đó, Lâm Chín ngón mới chịu buông tay, vứt “thằng
oắt” sang một bên mặc cho hắn kêu la chói lói.
Sau trận đó, Điền Khắc Kim mới hết ngổ ngáo, tỏ ra biết điều hơn.
Tháng 4.1975, sau khi phân loại, Điền Khắc Kim và một loạt tù trọng án tại
quân lao Gia Định bị đổ xuống tàu, tống ra Côn Đảo. Tàu cập bến ngày
22.4.1975 thì 8 ngày sau, Côn Đảo giải phóng. Lợi dụng tình hình lộn xộn,
Điền Khắc Kim và nhiều tên tù hình sự khác đã đánh lính gác, cướp súng
chạy thoát ra ngoài.
Vừa được hít thở khí trời, hắn đã lập tức xông vào khu gia binh, gây liền
hai vụ cướp tại nhà hai cảnh sát chế độ cũ. Côn Đảo đã giải phóng, “thù
dân tộc” không còn nhưng trò đồi bại thì vẫn tồn tại, tên súc sinh đã không
quên cưỡng đoạt hai bà vợ lính rồi rút lên núi trốn. Nhưng chỉ ba hôm sau,
hắn đã bị lực lượng quân quản của đảo tóm cổ.
Sau một thời gian thụ hình tại Côn Đảo, Điền Khắc Kim được chuyển về
trại giam Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Tại đây, giữa tháng 5.1978, cùng với