tên Nguyễn Ngọc á - một trí thức ngồi tù vì tội… buôn heo lậu - Điền Khắc
Kim đã cạy vách tôn nhà xí phòng giam trốn trại, sau đó trốn về Sài Gòn,
lén lút trốn tại nhà vợ bé ở đường Hưng Phú, quận 8.
Trước khi trở thành tên cướp lừng danh (1968), Minh con đã lấy vợ -
một phụ nữ bình thường nhà ở đường Tôn Đản, quận 4. Khi vợ sinh con
đầu lòng, gió giang hồ đã cuốn Minh con đi mất, vợ con hầu như chẳng
mấy lúc đoái hoài. Tiền bạc cướp được, hắn chỉ ăn chơi, đập phá cho kỳ
hết, chẳng giúp được gì vợ con. Đã thế, hắn lại còn đeo thói trăng hoa. Năm
1969, trong một lần trốn sự truy lùng của Biệt đội hình cảnh (ngụy) tại khu
vực Bến Tàu, quận 8, hắn tình cờ gặp chị Phạm Thị Dung. Khuôn mặt ưa
nhìn của cô gái bán sương sâm đã khiến tên cướp sa cơ thoáng chạnh lòng.
Ngoắt chị Dung lại, tướng cướp Điền Khắc Kim gọi một lúc 10 ly sương
sâm, ngồi tì tì húp. Xong xuôi, hắn chùi mép, bảo:
– Đói quá, tôi ăn sương sâm trừ cơm. Bữa nay không có tiền, em cho tôi
thiếu, mai mốt muốn bao nhiêu tôi trả bấy nhiêu.
Khuôn mặt hiền lành, khắc khổ, giọng nói có vẻ thành thật khiến cô gái
bán sương sâm nghèo không nỡ làm dữ, chỉ im lặng thở dài và quảy gánh
đi. Độ một tuần sau, khi quay trở lại chỗ cũ chị đã thấy Minh con đứng từ
xa toét miệng cười. Đưa cho chị một xấp tiền dày cộm, hắn bảo:
– Khỏi thối, để đó tôi ăn sương sâm trừ dần.
Rồi hắn lại bắt chị ngồi múc từ từ đủ 10 ly để hắn ngồi nhẩn nha ăn, vừa
ăn vừa nói đủ chuyện huyên thuyên chi địa.
Khi số sương sâm đã đủ với số tiền Minh con đưa thì cũng đủ thì giờ để
cô chủ buông đòn gánh nằm vào lòng hắn. Hắn bảo:
– Anh làm công nhân, nghèo, không có tiền đám cưới, em chịu không?
Thở dài, chị lại gật đầu. Đã thương rồi thì không đám cưới với ăn sương
sâm thiếu nào có khác gì nhau.
…ở với nhau được một mặt con, chị Dung mới biết Minh con đã có vợ
có con, nhưng ván đã đóng thuyền, cũng đành ngậm bồ hòn làm ngọt. Lâu
lâu, hắn tạt về, đưa cho chị một số tiền lớn (vừa cướp được) bảo là mới