về. Ông quyết định rủ Nguyễn Phương Thảo đi theo để biểu diễn cho xem,
nhưng lại tuyệt đối lại không nói một câu với “cậu bé” về kế hoạch đã định.
Đầu tháng 7 năm 1933, vụ cướp đã diễn ra đúng như kế hoạch. Sơn
Vương “dụ dỗ” được Năm Đường, tài xế của một chủ Tây tham gia vào
cuộc. Lợi dụng ông chủ và vợ con về Pháp nghỉ phép, Năm Đường đã
“mượn” chiếc Clément Bayard của chủ và thay biển số theo Sơn Vương đi
cướp. Xe chở Sơn Vương, Năm Đường và Nguyễn Phương Thảo chạy
thẳng theo con đường đất đỏ dẫn về Tân Sơn Nhất (nay là đường Cách
Mạng Tháng Tám). Đến một chiếc cầu nhỏ ở Bà Quẹo, Năm Đường cho xe
quay lại, dừng ngay trên cầu, vờ hư xe lúi húi sửa.
15 phút sau, chiếc Peugeot của René Gaillard đã xuất hiện từ xa, cuốn
bụi đỏ bay theo mù trời. Đến nơi, thấy cầu bị kẹt, Gaillard tức tối nhảy
xuống la hét om sòm. Sơn Vương đầu đội nón nỉ, mang bộ complet trắng,
nhàn nhã như một công tử Bạc Liêu ôn tồn tiến lại, nói bằng tiếng Pháp:
– Xin lỗi ông, xe tôi bị panne, ông chờ cho chút xíu.
Đang bực, Gaillard quát:
– Muốn sửa, đẩy qua chỗ khác!
Quát chưa dứt câu, Gaillard đã trợn mắt, bởi Sơn Vương trả lời rất xấc
xược:
– Được thôi, phiền ông lại đẩy đi!
Nhưng hắn chưa kịp chửi thề, một họng súng đen ngòm đã xuất hiện
ngay trước mặt, kèm theo là tiếng Sơn Vương quát khẽ:
– Giơ tay lên!
Theo phản xạ, cả chủ lẫn tớ trong xe đều giơ tay quá đầu. Điềm nhiên,
Sơn Vương tiến lại bên chiếc Peugeot giật lấy cặp tiền vứt vào xe mình cho
Nguyễn Phương Thảo giữ. Ông còn tước luôn khẩu súng của tên vệ sĩ và
quay lại nói với Gaillard mấy câu nhã nhặn:
– Phiền ông Giám đốc cho mượn đỡ một kỳ lương, tôi đang có việc cần
xài.