để thâm nhập bãi vàng, tôi đã tự biến mình thành loại thứ ba, loại người
thiếu kinh nghiệm trầm trọng. Đi là để biết, tôi không muốn chọn cho mình
con đường dễ!
2 || Xuyên Tây Trường Sơn
8
giờ sáng ngày 18.5.1999, từ thị xã Plei Ku còn đúng 24 giờ đồng hồ nữa
sẽ chính thức trở thành thành phố, tôi bắt đầu xuất phát. Ngoài chiếc xe
Dream lùn làm phương tiện, tôi chỉ có duy nhất một “bạn đồng hành”: một
tấm bản đồ đường sá (Nam) Việt Nam do hãng dầu nhớt ESSO ấn hành
năm 1968.
Bản đồ có vẽ nghĩa là có đường. Có đường thì phải có người đi. Người ta
đi được thì tôi đi được… Cái tam đoạn luận trình độ tiểu học ấy là niềm tin
duy nhất để tôi dấn thân vào cuộc hành trình. Cứ nghĩ đến việc được đạp
lên những đoạn đường thời chiến, lửa hăng hái đã cháy lên trong tôi ngùn
ngụt. Đường vắng, nắng nhẹ, sau hai tiếng rưỡi, tôi đã vượt qua Kon Tum
rồi Đắc Tô, Tân Cảnh, sân bay Phượng Hoàng… và có mặt ở thị trấn Plei
Cần, cách Plei Cu đúng 150 km. Trước mặt tấm biển chỉ đường đã mờ
nhưng vẫn còn đọc được, đề: Ngã ba biên giới - 18km. Đá chân chống xe,
tôi níu áo một người đàn ông đang lùa bò qua đường hỏi một câu rất…
oách:
– Bác ơi, sang Lào đi ngã nào?
Hỏi chỉ để mà hỏi, kỳ thực tôi không hề có ý định… vượt biên bằng xe
máy.
Bên tay phải, con đường xuyên Tây Trường Sơn cũng đã hiện ra. Mặt
đường không khác gì một dòng suối cạn, phủ đầy đá củ đậu, bị nước mưa
bào mòn thành vô số hố rãnh khiến xe máy cứ chồm chồm nhảy từng bước
vài mét một. Sau gần 20 km, khi tay lái đã mỏi nhừ, tôi gặp trục trặc đầu
tiên: xì bánh sau. Nắng như đổ lửa. Hai bên đường là những bản làng dân
tộc thưa thớt và heo hút, không hề có chỗ vá, lại không mang theo đồ nghề,