NGƯỜI CỦA GIANG HỒ - Trang 29

nhành liễu), “băng tuyết bì” (da trắng như tuyết), “ngọc cốt” (tinh thần kiên
định như viên ngọc), “thu thủy tư” (tâm hồn tĩnh lặng như nước hồ thu) và
“thi thư tiên” (có học thức, coi trọng chữ nghĩa). Choáng ngợp trước nhan
sắc của cô, Sơn Vương cũng tỏ ra rất hào hứng khi được đáp ứng các thắc
mắc. Tình thầy trò, chú cháu ngả dần thành tình yêu, dù Sơn Vương hơn Lệ
Hoa 13 tuổi. Nhưng vì cuộc đời vẫn phải náu thân sau song sắt, chí lớn còn
lưu nơi đảo vắng, Sơn Vương chỉ còn biết thổ lộ lòng mình qua mấy câu
thơ nuối tiếc mà ông bí mật nhờ lính gác gửi tận tay ý trung nhân:

Ước gì kéo được thời gian
Cho tôi trẻ lại, cho nàng già hơn

Khi phụ trách tờ Tiếng nói tự do, Sơn Vương lại sáng tác một bài thơ dài

có tựa Vịnh Hai Bà Trưng để thổ lộ lòng mình với Lệ Hoa. Sợ chưa đủ cho
người đẹp hiểu thấu tâm tình, ông lại bỏ ra cả ngày trời, dùng chiếc bút
máy hiệu Kaolo mang từ đất liền ra tỉ mẩn chép bài thơ dài hơn 400 chữ
này lên mặt sau của vỏ một bao diêm và gửi cho Lệ Hoa. Quả nhiên, bức
thư tình đọc bằng… kính lúp độc đáo ấy đã khiến trái tim cô hoa khôi chao
đảo. Vài ngày sau, cô học trò xưa đã trả lời thầy giáo cũ bằng hai hàng chữ
nắn nót:

Sa trường chí nhượng tài trai

Phòng xuân trỗi gót dặm ngoài có em.

Tình cảm đã trở nên sâu đậm, nhưng vẫn đang là một người tù, nên Sơn

Vương đành nén lại, chờ đợi. Cuối cùng, ông cũng đã tìm được thời điểm.
Khi trở thành Chủ tịch ủy ban hành chính Côn Đảo, Sơn Vương lập tức chỉ
định ngay Lệ Hoa làm Hội trưởng Hội phụ nữ của đảo. Từ đây, người tù đã
có thể công khai trò chuyện với người yêu mà không sợ sự ngăn cấm của
ông bố Vệ Liễn - người gác ngục.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.