NGƯỜI CỦA GIANG HỒ - Trang 37

Thỉnh thoảng, một vài người khách, thường là các nhà văn, nhà nghiên

cứu sử học, những người có quan tâm đến lịch sử nhà tù Côn Đảo có ghé
đến ngôi nhà nhỏ thăm hỏi Sơn Vương. Thời gian còn lại, ông sống trong
cô độc, không bạn bè, không gia đình và không cả hồi quang quá khứ. Mỗi
lúc có khách, ông già Sơn Vương ngày thường sống âm thầm, lặng lẽ lại tỏ
ra hoạt bát hẳn. Trong những lúc hồi tưởng lại thời quá vãng, Sơn Vương
thường tỏ ý tiếc nuối bởi thời trai trẻ dọc ngang không gặp được cách
mạng, không đem được tài năng nhiệt huyết cống hiến cho dân tộc. Ông
thường ngửa mặt than:

– Vì máu anh hùng cá nhân, đời tôi vĩnh viễn chỉ còn lại là huyền sử quá

gần tội lỗi, không còn dịp để bước vào chính sử như sở nguyện.

Những lúc như vậy, Sơn Vương thường để khách ngồi lại một mình bên

bàn trà, chạy xuống bếp, xách lên một con dao yếm. Vén áo, phơi bụng và
vận công, Sơn Vương mạnh tay chém dao bình bịch vào bụng, mặc cho
khách trợn mắt, tái mặt vì kinh sợ và thầm phục. Sau đó, khẽ vuốt lại những
đường lằn nổi đỏ trên khoang bụng, tay giang hồ tóc bạc lại nở một nụ cười
buồn và tự huyễn hoặc mình, rằng:

– Bụng vẫn còn cứng!
Năm 1984, Sơn Vương trở lại quê nhà Gò Công và mất tại đó vào năm

1987.

5 || Và cha và con và…

G

iữa tháng 8 năm 1999, hơn 12 năm sau ngày Sơn Vương mất, bằng

những tư liệu về ông thu thập trong nhiều năm, trên báo An ninh thế giới
chúng tôi đã cho đăng một loạt tư liệu nhiều kỳ có tựa là: Quái kiệt Sơn
Vương và 32 năm ngồi tù khổ sai Côn Đảo. Chưa thật đầy đủ, song loạt bài
cũng đã cung cấp cho người đọc được những nét chính về một nhân vật
giang hồ kỳ lạ và khá độc đáo, một hình ảnh mang đậm cá tính phóng
khoáng, kiên cường của người Nam Bộ những thập niên đầu của thế kỷ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.