Ông bố mỗi ngày một chìm sâu vào bóng tối. Toàn bộ cấu trúc của cuộc
sống thực thụ đã bị phá vỡ để dành cho ông. Ông đã đúng với những quan
niệm của mình. Và những quan niệm của ông chính là niềm tín tín ngưỡng,
sự sùng bái đến mê muội. Ấy vậy mà có vẻ chúng vẫn trở nên lỗi thời, lạc
hậu, được thay thế trong thế giói này. Ông không tài nào hiểu nổi. Ông chỉ
biết mang theo những quan niệm của mình mỗi lúc một chìm sâu trong
thâm tâm, giữa bốn bề lặng im tĩnh mịch. Những ngọn nến xinh xắn của
đức tin sẽ chẳng thể nào thắp sáng được thế giới này, chúng vẫn âm thầm
cháy, leo lét đủ sáng trong thâm tâm ông, trong nỗi im lặng nhàn nhã của
ông.
Gerald cuốn vào cơn lốc cải cách công ty, bắt đầu từ phòng làm việc.
Cần phải tiết kiệm thật chi li, để có thể tạo ra những thay đổi lớn lao mà
anh phải chứng tỏ.
“Lượng than dành cho các bà góa này nghĩa là gì?” Anh hỏi.
“Cứ ba tháng một lần chúng tôi cho phép tất cả các góa phụ là vợ của
những người công nhân xấu số từng làm việc ở đây đến lấy một lượng than
nhất định.”
“Từ nay trở về sau, ai lấy than sẽ phải trả tiền. Công ty không phải là
trung tâm từ thiện, như mọi người vẫn nghĩ.”
Đám góa phụ, những con người khốn khổ của chủ nghĩa nhân đạo đa
cảm và ủy mị, anh không thích nghĩ về bọn họ. Những kẻ đáng ghét. Sao
bọn họ không ôm xác đức ông chồng xấu số của mình lên giàn thiêu và đi
theo bọn họ, giống như những sati ở Ân Độ? Dù sao đi nữa, thì bọn họ vẫn
phải trả tiền cho lượng than mà mình đã lấy.
Cứ như thế anh tìm cách cắt giảm được khối phí tổn chi tiêu, bằng những
cách thức hết sức tế nhị khiến mọi người không dễ dàng nhận thấy. Đám
công nhân thợ mỏ phải trả tiền chuyên chở cho lượng than của mình, cả
những quốc xe trĩu nặng cũng thế, bọn họ phải thanh toán tiền mua dụng cụ
làm việc, cho việc mài sắc chúng, cho việc bảo dưỡng đèn chiếu, đủ thứ
vụn vặt khiến chi phí mà mỗi người thợ phải bỏ ra lên đến một đồng si-ling
mỗi tuần. Những người thợ mỏ không thể nào nắm bắt rõ ràng được vấn đề,