ngừng thử nghiệm những thủ pháp và tư tưởng mới lạ, kể cả khoa học viễn
tưởng, triết lý hiện sinh, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo.
Ở Người đàn bà trong cồn cát, người đọc khó mà phân định được thực
hư, người nào là kẻ chạy trốn, người nào là kẻ lùng bắt, ai biết đâu là ranh
giới giữa hư ảo và hiện thực. Kobo Abe đã giải thích những vấn đề tâm sinh
lý, ý thức và tiềm thức... để cố gắng truyền đạt đến người đọc một cách cụ
thế những hiện tượng có thực ở vùng sâu kín trong hay dưới tầng ý thức.
Ông chú trọng đến ảnh hưởng của tiềm thức và vô thức đối với hành vi của
con người.
Kobo Abe đã sử dụng mọi dạng cảm xúc của con người, từ niềm tự hào
và nỗi sợ hãi tới những khát khao tình dục và cả nỗi thất bại ê chề - tất cả,
tất cả đều dồn vào nhân vật chính trong câu chuyện (Niki Jumpei), rồi thì
qua đó mặc cho bạn đọc tiến hành một sự tự nhận thức (self-awareness) về
sự phi lý của thân phận con người. [1]
Tác phẩm Người đàn bà trong cồn cát ngay lập tức đã cuốn hút đạo diễn
điện ảnh Teshigahara Huoshi, cuốn phim của ông dựa trên tác phẩm kể trên
đã giành được thành công to lớn vào năm 1963. Tác phẩm điện ảnh này đã
giành Giải thưởng Đặc biệt tại Liên hoan Phim Cannes. Diễn viên Kyoko
Kishida, người khởi nghiệp điện ảnh qua vai thiếu phụ trẻ trong tác phẩm
này, sau đó đã trở nên nổi tiếng trong phim Moomin và một số phim khác.
Đạo diễn Teshigahara Huoshi còn cộng tác với Kobo Abe để dựng phim
cho hai tác phẩm The Pitfall (Cạm bẫy khó lường, 1962) và The Face of
Another (Khuôn mặt người khác, 1966).
Abe còn sáng tác một số vở kịch và điều hành một công ty biểu diễn do
ông thành lập ở Tokyo. Các chủ đề về trạng thái cô độc và bị xa lánh, ghét
bỏ trong các vở kịch như Friends (1967) và The Suitcase (1973) của ông
được diễn trên sân khâu có một cái gì đó rất gần gũi với các tác phẩm của
Samuel Beckett và Harold Pinter. Sau khi nhà văn danh tiếng Yukio
Mishima qua đời, Abe được xem như nhà soạn kịch chủ chốt ở Nhật vào