lòng của người anh yêu. Tội nghiệp cho anh. Tức quá, cô chạy theo, đứng
trên ban công tầng 3 nói vọng xuống:
- Lần sau anh đừng đến nữa nhé!
Bạn bè các phòng cùng tầng nghe thế chạy ùa ra ban công, có cô gọi giật
xuống:
- Anh Sản lên đây ngay không thì chết.
Chàng Xay Nhạ Sản vội vàng chạy lên. Thế là làm hoà!
Và họ yêu nhau như thế, giận hờn như thế cho đến khi anh tốt nghiệp và
rời Việt Nam. Ngay cả trở ngại này anh cũng không nản chí. Hầu như tuần
nào anh cũng viết cho cô một bức thư với tất cả lòng chan chứa yêu thương,
thông qua người quen ở Đại sứ quán Lào tại Hà Nội. Cô không muốn học
tiếng Lào. Cô muốn anh yêu cô, nói với cô, viết thư cho cô bằng tiếng Việt.
Nghe giọng kể nhí nhảnh như trôi về thời yêu và được yêu của cô, tôi lẩn
thẩn tự hỏi: Liệu cô có ích kỷ quá không nhỉ?!
Bây giờ, khi đi bên cạnh tôi, cô đã sống và làm việc ở Lào hơn chục
năm, là mẹ của hai cô con gái xinh xắn, đáng yêu. Tiếng Lào của cô nếu
nghe tôi không thể nào phân biệt được cô là người Việt nói tiếng Lào hay
người Lào nói tiếng Việt. Cũng như nhiều đôi lứa khác mà tôi từng biết.
Cuộc sống của cô cũng thăng trầm, lúc khổ, lúc sướng. Vất vả mưu sinh là
số kiếp của đời người. Ai chả vậy, đâu chỉ riêng mình cô...
Lúc trên xe tiễn chúng tôi về khách sạn cô hồ hởi rẽ qua chỉ cho chúng
tôi xem mảnh đất 600m cô mới mua và dự định nếu có đủ tiền năm tới sẽ
xây nhà. Tôi thành thật mừng cho cô. Mừng cho gia đình bé nhỏ của cô.
Đời người có ba việc lớn, tậu trâu, dựng vợ, gả chồng và làm nhà. Ấy là nói
bậc nam nhi. Cô là gái, một thân một mình nơi đất khách quê người mà làm