Hồng Quế nhìn thấy ban sáng, sà xuống đậu lên tay vịn của vọng lâu,
trong mỏ còn cắp một con chuồn chuồn.
– Sự yên lặng, Mã Lý nói. Càng lớn tuổi tôi lại càng khát khao nó
hơn. Có thể đó là dấu hiệu đầu tiên của tuổi tác chăng? Không một ai
muốn chết giữa tiếng ồn ào của máy móc hoặc của radio. Những tiến
bộ khoa học đang tước dần đi của chúng ta sự tĩnh lặng. Thật ra con
người có thể sống mà không có sự yên lặng này được không?
– Chị nói đúng, Hồng Quế nói. Nhưng còn những hiểm họa vô hình
đối với cuộc sống của chúng ta?
– Chị muốn nói đến chuyện ô nhiễm? Những sản phẩm độc hại?
Các bệnh dịch thường xuyên biến đổi?
– Theo Tổ chức Y tế Thế giới thì ngày nay Bắc Kinh là thành phố
bẩn nhất thế giới. Cách đây không lâu đã đo được 142 microgram
phân tử ô nhiễm trong một mét khối không khí. Ở New York là 27, ở
Pari là 22. Chúng ta biết con quỷ luôn quậy phá như thế nào.
– Chúng ta thử nghĩ đến những người lần đầu tiên trong đời mua
được một chiếc xe máy. Làm thế nào ngăn cản được họ?
– Bằng cách tăng cường vai trò của Đảng trong định hướng phát
triển kinh tế. Đảng kiểm soát cả tư tưởng lẫn việc sản xuất hàng hóa.
Mã Lý vuốt nhẹ lên má Hồng Quế.
– Tôi thật biết ơn chị khi thấy mình không đơn độc. Tôi không xấu
hổ khi khẳng định rằng chỉ có Nhật báo Rạng Đông mới có thể cứu
đất nước chúng ta khỏi cảnh tan vỡ và suy vong.
– “Cuộc vận động để Đảng tiếp tục giữ được quyền lãnh đạo.” Tôi
cũng đồng quan điểm với chị. Nhưng cả hai chúng ta đều biết rằng,
hiểm họa đe dọa từ bên trong. Trước đây vợ của Mao Chủ tịch là
Chuột chũi của giai cấp thượng lưu mới, mặc dù bà ấy là người vẫy lá
cờ đỏ hăng hái hơn bất kỳ ai. Ngày nay lại xuất hiện một lớp người
khác, ẩn náu trong Đảng, hoàn toàn không muốn gì hơn là hoạt động
chống lại Đảng, muốn thay thế sự ổn định trong nước bằng cái gọi là