-Đi đâu kệ bọn tao, mắc chi mày tra gạn.
Ông Rường bảo.
Nhưng thằng Cỏ đã chạy đi gom bò ( lùa bò vào núi ăn là niềm thích thú
của nó trong những ngày theo bò)
Ông Ruông vội vói theo cháu :
-Trời đã trưa rồi, không được lùa bò vào núi đâu.
Tới hôm đó thì cuộc cải tổ kinh tế của anh Rác đã chuyển sang một nội
dung mới. Anh thôi đan rổ nò. Cả hai vợ chồng đều đi làm cho lò gạch. Vì
làm gạch thì thu nhập cao hơn đương rổ nò. Thế là thằng Cỏ anh lại quay
lại việc chăn cặp bò cày. Để có thể thay việc chăn bò cho thằng anh, ngay
từ bây giờ thằng Cỏ em phải luyện tập cho có tình cảm với bò, bằng cách
theo cha mẹ đến lò gạch, nơi có sẵn nguyên liệu, để tập nắn những con bò
bằng đất.
Ông Ruông không còn kiêm nhiệm việc giữ cháu. Nên ông Rường có rủ
ông vào ở hẳn trong núi cũng chẳng hề chi.
Nhưng mới đến chỗ đầu con đường vào núi , ông Rường dừng lại :
-Giờ thì ông đã biết là ông và tôi đi đâu rồi.
-Đến đất Ông Rường.
-Phải. Đã mấy chục năm qua, bất kỳ ai làm chủ mảnh đất này cũng đều gọi
đất này là đất Ông Rường. Nên hôm nay đứng ở chỗ này, tôi dám tuyên bố
với ông là tên tuổi của Phan Rường này đã trở nên bất tử.
Đây không phải lần đầu ông Rường nói đến mảnh đất do ông khai vỡ. Hễ
có dịp là ông lại đem mình ra ví với các bậc tiền hiền lập đất lập làng.
Nhưng bữa đó là do bị kích động thế nào ấy, ông lại đưa ông Ruông đến đó
để tuyên bố như thế.
Ông Ruông nói :
-Quả tình cả vùng sông Tượng núi Tượng này ai cũng biết đây là đất Ông
Rường. Nhưng người các nơi khác chắc là chưa biết. Nên ông cũng nên
xem xét lại là tên tuổi ông đã bất tử hay chưa.
-Còn xem xét chi nữa. Lúc khai vỡ xong đất này thì tôi làm trang trại nuôi
gà. Gà bị dịch chết, tức mình lắm, tôi mới bỏ đất cho cỏ mọc. Làng lại lấy
làm đất sản xuất nuôi quân kháng chiến chống Pháp. Chẳng phải bấy giờ