cháu ta sẽ coi thể chế dân chủ là lạc hậu. Do vậy tổ phụ phải tính toán kỹ.
-Đã bảo chẳng tính toán chi hết. Trời cho ta làm vua thì ta làm vua. Thế
thôi.
Phải nói là tổ phụ ta quá phóng khoáng trong chuyện làm vua. Vào một
ngày đẹp trời, có nghĩa là vào một ngày đầu mùa xuân, cây cối trong vườn
nhà ta loài nào bị gãy đổ trong mùa đông thì thôi, tất cả những thứ còn lại
thì đương đâm chồi nảy lộc, vào một ngày như thế, ta quyết định làm lễ lên
ngôi vua cho tổ phụ ta. Nhưng trong khi đang lúi húi sắp đặt các thứ, ta
chợt nhớ ra một điều, là từ ngày lập nước đến lúc ấy, chỉ trừ những lúc bị
nước khác xâm lăng, còn lúc nào thì đất nước Việt Nam ta cũng có chủ, tức
là lúc nào cũng có nguyên thủ quốc gia, lúc thì gọi là vua, là hoàng đế, lúc
gọi là quốc vương , lúc gọi là quốc trưởng, hay tổng thống, hay thủ tướng.
Như vậy là không còn có chỗ để tổ phụ ta lên ngôi vua. Chỉ còn cách là lui
ngày đăng quang về thời chưa có sử. Nhưng khổ nỗi ta đã chép trong Hồ
Sơ Các Bậc Tổ Phụ rằng thủy tổ nhà họ Lê là một trong những con trai của
Au Cơ và Lạc Long Quân, có nghĩa dòng họ Lê ta chỉ mới bắt đầu từ thời
sơ sử.
-Bị kẹt rồi, thưa tổ phụ
Nghe giọng hơi không bình thường của ta, tổ phụ ta cũng tỏ ra lo lắng.
-Bị kẹt gì?
-Dạ, dòng họ Lê ta đã trải qua bảy mươi sáu đời. Lúc thì làm con dân của
Au Lạc, lúc là con dân của Chăm Pa, lúc là con dân của Đại Việt, rồi là con
dân của Nam Việt ( Nam Việt thời vua Gia Long) rồi của Việt Nam. Xét
qua các thời, chỉ trừ những lúc bị xâm lăng, còn thời nào thì cũng có người
đứng đầu trong nước. Do vậy phải chờ đến tương lai tổ phụ mới lên ngôi
vua được.
-Trời cho ta ngôi vua đến mười ngàn năm kia mà. Năm tháng còn dài rộng,
lo gì.
Thấy tổ phụ ta có vẻ lạc quan, ta nói luôn điều mình vừa nghĩ được :
-Có thể nói thiên đường của nhân loại thời nay là tương lai. Lý tưởng của
cuộc sống là tương lai. Tức là như thế này : Người ta muốn làm sao cho
hôm nay thì hơn hôm qua, ngày mai thì hơn hôm nay. Do vậy con muốn đề