Tác phẩm không chỉ mang phong cách haiku mà còn gợi nhớ đến tập nhật
ký du hành của Bashô là Oku no hosomichi (con đường sâu thẳm). Cả hai
đều tìm kiếm cái đẹp trong sâu thẳm thiên nhiên ở tận phương Bắc: Oku
của Bashô và xứ tuyết của Kawabata. Cả hai đều tìm kiếm cái t phác chưa
bị những hội chợ phù hoa làm vẩn đục.
Nhân vật Shimamura từ Tokyo đáp tàu lên phương Bắc xứ tuyết vì tình yêu
đối với thiên nhiên mê hồn và con người trong sáng ở đấy. Chàng đến ba
lần, qua các mùa khác nhau: xuân, đông và thu. Cái đẹp của tuyết, của các
mùa và phụ nữ luôn luôn lấp lánh qua từng trang văn, đẹp như mơ. Một kiệt
tác vô song.
Sau thế chiến thứ hai, đứng trước cảnh tang thương của đất nước, Kawabata
tuyên hứa rằng từ nay ông sẽ chỉ viết ra những tác phẩm bi ca mà thôi.
Lần lượt, những bài bi ca trong dạng tiểu thuyết ra đời.
Cuốn Danh thủ kể về sự thua cuộc của một danh thủ cờ gô già nua trầm
lặng trong ván cuối cùng của cuộc đời trước một đối thủ trẻ năng động và
hiếu chiến, gợi ra cuộc đối đầu quyết liệt giữa những lý tưởng cổ xưa và
hiện đại.
Sự gắn bó của Kawabata với văn hóa truyền thống Nhật bền chặt đến nỗi
đọc tiểu thuyết của ông, ta lần lượt tiếp xúc với từng phương diện của nghệ
thuật Phù Tang. Cho nên không lạ gì khi một tác phẩm về trà đạo của ông ra
đời, gọi là Ngàn cánh hạc. Hay một tiểu thuyết về Kyoto với lễ hội, chùa
chiền và áo Kimono mang tên là Cố đô.
Ngoài ra, linh hồn của Nhật Bản nghìn xưa vẫn thổi qua các tác phẩm khác
như Tiếng rền của núi, Hồ, Người đẹp ngủ mê, Cái đẹp và nỗi buồn...
Cả trong truyện ngắn lừng danh Cánh tay (1964) hết sức tân kỳ và hiện