NGƯỜI ĐẸP NGỦ MÊ - Trang 115

Kể từ tác phẩm Cô vũ nữ xứ Izu, các nhân vật chính trong tiểu thuyết của
Kawabata thường là “người khách đi đường”, một người khách mải mê đi
tìm niềm trinh bạch của cái đẹp và tình yêu. Chính Kawabata cũng là một lữ
nhân, là một Eien no tabibito (Vĩnh viễn lữ nhân) như Mishima Yukio đã
gọi.

Sinh ra ở Osaka, nhưng Kawabata rất ít khi đề cập đến quê nhà. Ông thích
sống ở Kamakura, ưa đi về bán đảo Izu hoặc lang thang lên miền Niigata xứ
tuyết.

Như thể nối tiếp bước đi của thi hào Bashô và thiền sư Ryokan, Kawabata
gia nhập đoàn hành hương truyền thống bất tử trong văn chương Nhật.

Nhân vật của ông thường giống như người hành hương truyền thống bất tử
trong văn chương Nhật.

Nhân vật của ông thường giống như người hành hương trong sân khấu Nô
(vai waki), ra đi để gặp một linh hồn, một con người hư ảo (vai shite).
Trong tác phẩm của Kawabata, linh hồn đó là cái đẹp trinh bạch (như cô vũ
nữ Izu), là tâm linh tận hiến và hy sinh (như Komako trong Xứ tuyết), là
hình bóng siêu phàm (cô gái trong Cánh tay).

Sau thành công ban đầu, Kawabata viết về đời sống các vũ nữ ở Asakura
trong các tác phẩm như Hoa luân vũ khúc, Hồng đoàn ở Asakura.

Từ mùa xuân năm 1935, Kawabata viết những trang đầu của một tác phẩm
rồi ra sẽ trở thành quốc bảo của văn học Nhật Bản hiện đại mang tên làXứ
tuyết.
Tác phẩm được hình thành từ từ, trải qua nhiều thời kỳ khác nhau, và
mười hai năm sau mới hoàn tất, sau cuộc thế chiến thứ hai hai năm.

Trong Xứ tuyết, theo Seidensticker, “Kawabata đã chọn một đề tài thích
hợp cho cuộc tao phùng giữa thơ haiku và tiểu thuyết có thể tựu thành.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.