chương. Nhưng trong văn xuôi, ông dường như đang vẽ nên những phong
cảnh thiên nhiên lẫn phong cảnh tâm hồn.
Thơ ca và truyện ngắn của Kawabata được ấn hành ngay từ lúc ông còn là
học sinh trung học. Tình yêu thơ ca như tẩm vào từng trang văn của ông,
đặc biệt đối với loại “Truyện ngắn trong lòng bàn tay” mà ông luôn thích
viết trong suốt cuộc đời mình, như ông từng tự bạch: “tuổi trẻ trong đời
nhiều nhà văn thường dành cho thơ ca; còn tôi, thay vì thơ ca, tôi viết
những tác phẩm nhỏ gọi là Truyện ngắn trong lòng bàn tay... Hồn thơ
những ngày trẻ tuổi của tôi sống sót trong những câu chuyện ấy.”
Vào Ðại học Tokyo, Kawabata nghiên cứu cả văn học Anh lẫn văn học
Nhật. Nhưng không phải là một học sinh chăm chỉ, ông tốt nghiệp năm
1924 chỉ vì các giáo sư muốn cứu một tài tử vượt qua được địa ngục thi cử
mà thôi. Chẳng những thế, giáo sư Fujimura còn khuyến khích Kawabata
làm giảng viên ở hai trường đại học, nhưng ông từ chối.
Suốt những năm 20, Kawabata gắn bó với trường phái Tân cảm giác
(Shinkankakuha), một danh hiệu mà người ta thường gọi nhóm nhà văn tập
trung quanh tạp chí Bunget Jidai (Văn ngh thời đại), trong đó quan trọng
hơn cả là Yokomitsu Riichi và Kawabata. Ðây là một trào lưu tìm kiếm
những điểm khởi hành mới, thoát ly chủ nghĩa tự nhiên đang áp đảo văn
chương Nhật từ sau thế chiến thứ nhất.
“Ðôi mắt chúng tôi”, Kawabata viết, “cháy lên niềm khát vọng vươn tới
những biểu hiện của niềm vui được thảo luận với nhau những gì là mới lạ.”
Do khát vọng cái mới đó, do tính huyễn tưởng trong nhiều văn phẩm, do cả
dòng ý thức nữa thường được vận dụng một cách độc đáo, Kawabata dường
như rất gần gũi với một nghệ sĩ hiện đại chủ nghĩa, một “modernist”.
Nhưng thực ra, tác phẩm của Kawabata gắn bó với truyền thống nhiều hơn,
một truyền thống văn chương luôn cắm rễ vào thế giới hiện thực và tâm