giống nhau qua mắt của chó, của chim hay của người. Ta không bao
giờ có thể nói mắt nào nhìn đúng màu thật cả.
- Có phải những gì mình nhìn thấy trong gương là do mắt của gương
nhìn thấy không anh?
Kyoko muốn gọi tấm gương là con mắt tình yêu của họ. Cây lá trong
gương tươi xanh hơn cây lá thật, và những cánh hoa huệ trắng trong
hơn.”
“Con người không thể tự nhìn thấy được gương mặt của mình... Tại sao
Thượng đế tạo nên gương mặt con người bằng cách không cho nó tự
nhìn thấy được gương mặt của mình?” (13)
Hai trích đoạn trên bộc lộ rõ chủ điểm trong nghệ thuật của
Kawabata, rằng thế giới trong gương hay thế giới trong nghệ thuật tuy
ảo nhưng lại rất thực và rất đẹp, rằng con người không thể tự nhìn
gương mặt của chính mình nếu thiếu đi những chiếc gương soi. Và
gương không chỉ là gương mà còn là tình yêu, là trái tim.
Trong thẩm mỹ truyền thống của Nhật Bản, dưới bóng Phật giáo,
không chỉ tâm ta soi chiếu thế giới mà thế giới cũng soi chiếu tâm ta, cả
hai chiếu ánh lẫn nhau. Trong ý nghĩa đó, Thủy nguyệt của Kawabata
khác gì bài đoản ca của thiền sư thi sĩ Saigyo của thế kỷ XII:
Vào sâu núi đồ>
Trái tim trăng sáng
Ánh lên ngời ngời
Ta ngỡ mình đại ngộ