suýt kêu lên vì kinh ngạc... đó chỉ là hình ảnh của người thiếu nữ ngồi
phía bên kia phản chiếu trong kính. Bên ngoài trời đã xẩm tối và trong
toa tàu đèn đã bật khiến khuôn cửa kính trở thành tấm gương. Hơi
nước đọng đã làm tấm gương mờ đục cho đến khi chàng vạch một lằn
ngang...
Trong chiều sâu của tấm gương, ph cảnh buổi tối ở đằng xa lần lượt
kéo qua như một đáy gương di động... một vũ trụ kỳ ảo duy nhất, một
thứ thế giới tượng trưng siêu nhiên không phải ở thế giới này...
Ðó là lúc một ánh lửa xa xôi bỗng ngời sáng ngay giữa khuôn mặt... Và
khi những tia sáng yếu ớt của nó rọi ngay chính giữa tròng mắt người
con gái, ánh nhìn lẫn với ánh lửa xa, con mắt ấy tưởng chừng như một
đóm lân tinh đẹp huyền ảo đang vật vờ trên trùng dương núi rừng buổi
tối.” (14)
Chúng ta thấy rằng bản thân cửa kính toa tàu không phải là gương soi.
Tấm cửa kính ấy phải trộn lẫn với sương mù, bóng tối và đường vạch
từ ngón tay nóng hổi của chàng Shimamura. Ngần ấy thứ mới đủ cho
nó phản chiếu một con mắt. Kế đó, toàn thể phong cảnh núi rừng buổi
tối, qua cửa kính ấy, biến thành một đáy gương di động. Tròng mắt cô
gái và ánh lửa xa xôi tình cờ gặp nhau, tương chiếu, hòa làm một. Trên
kính cửa, những bóng người và thiên nhiên trộn lẫn nhau, trùng trùng
điệp điệp...
Có thể thấy Kawabata mượn những chiếc gương soi để tạo lập nên một
thế giới huyền ảo chưa từng có nhưng lại làm cho chúng ta tin tưởng
vào đấy, cảm nhận được nó như thể bóng tối và tuyết kia đang lướt
trên da thịt ta, ánh lửa kia đang cháy trước mắt ta.
Ông còn có thể làm cho ta cảm thấy tuyết băng cháy rực, loại hình ảnh
tương phản thường gặp ở Kawabata. Chính nàng Komako ở xứ tuyết
là thế: nàng vừa là tuyết vừa là lửa. Ðiều đó Kawabata gọi là “Tác