NGƯỜI ĐẸP NGỦ MÊ - Trang 124

Cái hư ảo đó chính là nỗi buồn và trong nỗi buồn ấy, người Nhật tìm
thấy cái đẹp. Họ gọi đó là “mono no aware
”: Nỗi buồn của sự vật.

Trong văn học Nhật hiện đại, hơn ai hết, Kawabata là nghệ sĩ của niềm
bi cảm aware
ấy, phục sinh linh hồn của cái đẹp mà nàng Murasaki
thiên tài của nghìn năm trước đã thể hiện thần tình.

Niềm bi cảm aware thường liên quan đến thời gian, cả thời gian đánh
mất và thời gian tìm thấy lại.

Do đó, chiếc gương soi của Kawabata không chỉ phản ánh không gian,
mà phản ánh cả thời gian. Sau khi chồng mất, Kyoko (trong Thủy
nguyệt)có thói quen dùng gương soi chiếu rọi bầu trời như chàng vẫn
làm xưa kia:

“Sau khi tiễn người chồng sau này đi làm xong, nàng thường lấy tấm
gương ra khỏi tay cầm, rồi chiếu rọi bầu trời vào trong đó.”
(17)

Thực ra, Kyoko đang soi chiếu bầu trời thời gian, bầu trời của ký ức
hơn là không gian hiện tại.

Với ý nghĩa đó thì các kỷ vật, như chén uống trà chẳng hạn, cũng là
một loại gương soi có thể phản chiếu linh hồn người xưa.

Cặp chén uống trà trong tác phẩm Ngàn cánh bạc (Sembazuru) được
Kawabata miêu tả một cách gợi cảm. Ðôi trai gái ngồi trước cặp chén
trà ấy nhìn thấy trong đó những bóng hình xưa:

“Nhìn thấy cha mình và mẹ Fumiko trong cặp chén trà, Kikuji tưởng
như đã khơi dậy hai linh hồn đẹp đẽ kia đem đặt bên nhau.”
(18)

Nếu như chén trà có thể phản ánh trong lòng nó bóng người xưa, nếu
như một vật dụng nhỏ bé có thể chứa đựng niềm bi cảm nhân sinh sâu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.