dụng hòa hợp của nguyên lý hoán chuyển giữa ánh sáng và đêm tối.
Ðúng, chính Komako đã được tạo ra bởi tác dụng của những nguyên lý
ấy.” (15)
Ðây là Komako trong gương dưới mắt chàng Shimamura:
“Màu trắng mà chàng đã thấy trong đáy gương, chính là màu tuyết, và
lơ lửng ở giữa, một màu đỏ rực của đôi má người đàn bà. Cái đẹp của
sự tương phản ấy thật là thuần khiết, thật là mãnh liệt vì nó bén nhọn
và sống động biết bao.
Shimamura tự hỏi, không biết mặt trời đã lên chưa bởi vì trong tấm
gương, màu tuyết lại càng thêm rực rỡ, tưởng chừng như băng tuyết
đang rực cháy. Màu đen của mái tóc người đàn bà, trong sự nghịch
sáng, có vẻ ít sâu đậm hơn và ẩn giữa bóng chập chờn một màu đỏ xẫm.”
(16)
Tấm gương soi, theo đó, không chỉ có khả năng phản ánh mà còn dung
hợp những điều tương phản bằng sự bình thản trong suốt của nó.
Vì bản chất của gương là sự trong suốt để có thể in bóng được thực tại
nên những gì mang bản chất tương tự cũng có thể được xem là gương
như dòng nước, đôi mắt, ly cốc và cả một giọt sương.
Trong Thủy nguyệt, Kyoko cùng chồng thường nhìn ngắm ánh trăng
trong gương, cái ánh trăng soi bóng trong vũng nước mưa ở dưới. Cái
gương lúc này soi chiếu không phải chính vầng trăng mà là cái bóng
của nó trong một vũng nước. Bóng trăng trong gương là cái bóng của
cái bóng. Tính chất phù ảo của thế giới được Kawataba diệu tả qua
những cái bóng trong nước và những cái bóng trong gương.
Nhưng cái hư ảo đó lại đẹp, là điều mà Kawataba mải mê tìm kiếm.