NGƯỜI ĐẸP NGỦ MÊ - Trang 125

thẳm, thì một bức tranh tuyệt tác đặt bên cạnh đời thực sẽ tương chiếu
với nhau như thế nào?

Trong tiểu thuyết Tiếng rền của núi (Yama no oto), Kawabata miêu tả
nhân vật Shingo nhìn thấy một con chó con “phản ánh”
bức tranh xuất
thần của danh họa Shotastu thế kỷ XVII:

“Một con chó mực con - con bú dai nhất đã bị văng ra khỏi mình chó mẹ
khi con này đứng dậy và chạy dọc xuống bãi con chân đồi. Shingo lặng
đi vì sợ, nhưng con chó con đã bò dậy như không có chuyện gì và vừa đi
vừa hít hít đất xung quanh, ‘Vậy là sao nhỉ?’ Shingo ngạc nhiên nghĩ
bụng: ông có cảm giác là đã nhìn thấy con chó đó ở đâu rồi. Suy nghĩ
một lúc ông chợt nhớ ra: À phải. Ở trong tranh của Shotatsu!”
(19)

Bức tranh cổ xưa và con chó con hiện tại có quan hệ gì với nhau? Chỉ
có thể nói rằng chúng thuộc về một thực tại. Cái này là chiếc gương
của cái kia.

Bản thân con người cũng là một chiếc gương. Trên sân khấu cũng như
trong lễ hội, khi đeo mặt nạ vào, con người mang lấy một sức mạnh
khác, một cái bóng khác. Nhìn gần mặt nạ sân khấu Nô, ta có thể sẽ
giống như nhân vật Shingo: “Ông sẵn sàng thề rằng trong một khoảnh
khắc của đời mình, ông đã cảm nhận được thứ tình yêu bị cấm đoán của
trời đất.”
(20)

Con người là chiếc gương bởi một lẽ nữa là nó có thể tiếp nhận những
cái bóng của trời đất, của tha nhân một cách hồn nhiên, cái mà Nguyễn
Du gọi là”Tứ thời tâm kính tự như như.”

Trong truyện ngắn Châu chấu và con dế đeo chuông (Batta to
suzumushi), Kawabata kể về một trò chơi thơ ấu, nơi đó những cái
bóng của đèn lồng chiếu lung linh trên ngực áo ai. Kawabata nói với
nhân vật Fujio của mình:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.