“Thật đáng tiếc biết bao khi cậu không có cách nào để nhớ được trò đùa
giỡn ánh sáng đêm nay, từ cái lồng đèn đẹp lộng lẫy, tên của cậu được
viết bằng ánh sáng xanh lên ngực người bạn gái.” (21)
Trong các tác phẩm của m, Kawabata thích miêu tả trò chơi giữa hình
và bóng. Thực sự, đó là trò chơi của vũ trụ mà điển hình là vầng trăng
trong nước: Kìa xem bóng nguyệt lòng sông...
Hình và gương, trăng và nước là hình ảnh tư tưởng quen thuộc của
phương Ðông, thường mang đậm màu sắc Phật giáo.
Trong tác phẩm Genzô Kôan (Hiện thành công án), thiền sư Nhật Bản
Dôgen thuộc thế kỷ XIII đã khái quát hình ảnh thủy nguyệt như sau:
“Trăng không bao giờ ướt mà nước cũng không tan vỡ... Chiều sâu của
giọt sương là đỉnh cao của vầng trăng. Mỗi phản ánh, dù dài hay ngắn,
biểu hiện cái bao la của giọt sương và chứng tỏ cái vô hạn của ánh
trăng trong bầu trời.”
N.C.dịch (22)
Vậy thì, bằng cách chú tâm miêu tả giọt sương, chiếc lá, Kawabata gợi
ra cái bao la vô hạn của đời sống và thiên nhiên, điều mà ta cũng
thường bắt gặp ở thơ haiku. Ðó là một thiên hà tự cô đúc lại mà vẫn
mênh mông. Ðó là một biển xanh tự giấu mình trong vỏ ốc mà vẫn
sóng gió.
Thực chất của thẩm mỹ gương soi là hồn thơ khao khát vươn tới điều
chưa biết trong Kawabata đã vận dụng thần tình mỹ cảm phương
Ðông, mỹ cảm Nhật Bản và cả mỹ cảm hiện đại, phản ánh tất cả trong
một giọt sương sáng tạo đầy bản lĩnh.