nhiệm khách sạn. Ba cân thịt đó là tiêu chuẩn bồi dưỡng của ban bảo vệ
ngoài giờ...
Mấy tháng sau Nguyệt phải điều đi một khách sạn khác, còn Bùi Sùng
thì trúng cử phó bí thư chi bộ. Rồi anh ta lên phó chủ nhiệm khách sạn, phó
bí thư đảng uỷ hãng, và bây giờ là giám đốc hãng Tourism. Sự thăng tiến
của Bùi Sùng khiến nhiều người ngạc nhiên. Riêng Nguyệt, chỉ thấy buồn
chứ không thấy lạ. Những con người như Bùi Sùng càng leo lên những
chức vụ cao thì chất lượng phục vụ của ngành du lịch càng ngày càng giảm
sút cũng là quy luật đương nhiên.
Giám đốc Bùi Sung không thể biết những ý nghĩ đang diễn ra trong đầu
Nguyệt. Trong tâm trạng của người ban phát quyền hành, anh thấy mình có
quyền được hưởng một sự hàm ơn. Chứ gì nữa, nếu anh kiên quyết phản
đối việc đề bạt Nguyệt đến cùng thì dẫu ông Tổng cục trưởng có ba đầu sáu
tay cũng không thể ký quyết định điều động cô ấy về khách sạn Hà Thành
được. Đã mười lăm năm rồi mà cú đòn của Nguyệt vẫn làm anh đau nhói.
May mà ngày ấy chi bộ thương tình đồng chí mà xử lý nội bộ để bảo vệ
danh dự cho anh và uy tín cho Đảng. Anh căm Nguyệt từ ấy. Căm mà
không thể làm gì được Nguyệt, ngoài chuyện ách lương chậm lại một vài
năm, hoặc cố tình cản trở không cất nhắc đề bạt. Cho tới vụ khách sạn Hà
Thành vừa rồi thì dù anh cố trì hoãn, bác bỏ cũng không thể cản được
Nguyệt. Nhiều vị lãnh đạo cao cấp biết đến cô. Công việc cải tổ khách sạn
Hà Thành cần đến chuyên môn và thay nghề của cô. Cũng đành phải chiều
ý các vị ấy. Bùi Sùng kí giấy quyết định mà miệng lưỡi đắng ngắt như
ngậm quả bồ hòn.
Nhưng Bùi Sùng cũng lại là một người rất dễ xoá bỏ thành kiến. Chính
anh cũng thấy ngạc nhiên với mình. Bức thành chắn vô hình anh tự xây
giữa anh và Nguyệt mười lăm năm qua, không ngờ vào đúng cái lúc
Nguyệt bước vào phòng anh để nhận quyết định thì nó lại có vẻ muốn sụp
đổ, tựa hồ như cái chất kiến tạo lên nó đã mọt rỗng, rệu rã lắm rồi. Chà,
mười lăm năm rồi mà cô vẫn đẹp một cách đáng sợ. Ý nghĩ này chợt loé lên
đúng cái lúc anh đưa tay chặn tay Nguyệt và bàn chân như lần tìm đôi dép