phẩm mình "dâng" lên phải như một bàn tay sáu ngón ấy. Để họ đưa con
dao "hiểu biết" và "quyền lực" lên chặt đi một là vừa. Chứ "dâng" bàn tay
năm ngón lên, họ chặt đi một thì bỏ bà". Đối với mẹ thiếu tá Hải quan này
cũng thế. Cả một thùng hàng "tổ bố" thế này. Chẳng lẽ lại không có sai sót
gì để "mẹ ấy" ra oai. Phải có mấy cái bàn là, nồi hầm, quạt máy vân vân để
"mẹ ấy" quẳng lại, những thứ to kia mới "đi" thoát được. Và lúc này đây
chính là giây phút Thắng chờ đợi sự "ra oai" của bà thiếu tá. Nhưng bà ta
im lặng, chưa nói gì. Thắng thấy cần phải "đẩy" tiếp bà ta vào "diệu kế"
tính toán trước của mình.
- Bà cho phép dỡ cả hai thùng còn lại ra để bà kiểm tra chứ ạ! Cái gì quá
quy định, xin bà cứ cho để lại cũng được, không sao cả ạ! Thắng tỏ ra hết
sức chân thật, thành khẩn.
- Thôi! Hai thùng này không cần tháo dỡ ra nữa! Tôi xin anh cho qua
những thứ hàng này...
- Lạy Chúa tôi! Thắng bật ra một câu khẩu ngữ mà người Nga hay dùng.
Cám ơn bà! Thực sự là hôm nay, chúng tôi mới hiểu hết bà. ở bà có trái tim
bằng vàng ạ!
- Anh bạn! Xin anh hãy bình tĩnh! Bình tĩnh để nghe, tôi chưa nói hết cơ
mà. Nói tới đây, bà như dướn thẳng người lên, tư thế rất nghiêm trang. Bà
nói tiếp dằn từng tiếng rõ ràng. Thay mặt trạm Hải quan cửa khẩu biển
thành phố Lêningrát, cơ quan có quyền lực kiểm soát xuất, nhập khẩu, tôi
tuyên bố lệnh dưới đây: Ông Trần Quyết Thắng, công dân nước CHXHCN
Việt Nam, sau thời gian học tập năm năm, được phép chuyển về nước
những mặt hàng gồm xe máy, hai xe đạp, (một của người lớn và một của trẻ
em) và toàn bộ thùng dụng cụ gia đình qua đường tàu thuỷ. Còn các thứ sau
đây - Bà vừa nói, vừa chỉ tay về phía ba kiện hàng chỉ để hơi xa đó một
bước chân - Các kiện này gồm một tủ lạnh Zim, một đàn Pianô cũ của
Ytalia, một Viđiô catsét đa năng - ba chiều nhãn hiệu Sanyo của Nhật,
không được phép mang ra khỏi lãnh thổ CHXHCN Xô viết.
Những lời tuyên cáo của bà thiếu tá, như một "cái" chày gỗ phang vào
gáy Thắng. Đầu óc anh quay cuồng, tâm trạng như thật mà cũng như mơ.