sổ, ngắm nghía suốt ngày, khách ra vào bất chợt, giẫy nẩy mình vì những
đốm sao và những vệt vằn vện trên hai tâm da lông. Còn thằng con Thắng
thì những tối mất điện không dám lại gần nữa vì sợ những cái vuốt nhọn
còn bám chặt ở chân hai con dã thú.
Vấn đề tìm ra một người thợ thực thụ còn khó khăn hơn. Đến các hiệu
may có tiếng, vị nào cũng khoác lác may được - "Với giá thật mềm bằng
hai chiếc xe đạp loại tốt". Nhưng đến khi, các vị lòi ra cái đuôi dùng kéo để
cắt thì Thắng đành ngán ngẩm mà cao chạy xa bay. Hai tháng hè trôi nhanh
vùn vụt với bao nhiêu việc không tên bộn bề, Thắng đã tính tới mức liều,
cuộn tròn bỏ vào va ly. Giữa lúc đó, Thắng được một bác thợ giầy ở đầu
phố mách cho một người có thể giúp Thắng được.
- Tôi cũng bôn ba dăm bẩy năm ở xứ người, học được cái nghề may da
thú. Nhưng đến khi về nước mới thấy là hỏng. Nước mình nóng và ẩm,
không thể xài các thứ đó được. Người thợ già, còm nhom, ở trên một căn
gác xép tự giới thiệu với Thắng. Rồi như sợ anh không tin, ông lấy ra một
tập an bom cũ, mốc lên vì ẩm. Nhưng những tấm ảnh chụp từ mấy năm
trước bằng loại giấy các tông sần rất bền màu đã chứng minh được điều đó.
Anh vừa là người biết chơi lại gặp may đấy! Tôi mà chết thì ở nước này
không còn ai có thể làm được nữa đâu.
- Vâng, thưa bác, thật là quý hoá quá! Bác cứ giúp cháu. Công xá bao
nhiêu cũng được!... Vấn đề chính là cái áo phải là một tác phẩm nghệ thuật
ạ!
- Cách đây mấy năm, tôi chỉ may một chiếc gilê bằng da mèo rừng. ấy
thế mà thằng cháu mang sang Đức cũng đổi được về cái Simsơn đấy! Ông
già vẫn kể kà kê. ở ta, cái của này chả có ai biết tới. Chứ ở Tây, đồ da, đồ
lông quý như vàng.
- Vâng, cháu hiểu ạ! Thắng chỉ cốt ông vào việc.
- Đã thế thì được! Tôi sẽ may cho anh một chiếc Bludông thụng. Anh
hiểu chứ! Bludông thụng thì to nhỏ, ai cũng có thể xỏ tay được... Vì tôi
biết, chẳng phải để anh mặc... mà chắc chắn là để đẩy đi thôi! Khà! Khà!
Được chứ?