- Có thể nào sà lan ra biển không? – ông hỏi.
- Có thể lắm chứ. Chuyện đó vẫn xảy ra dù là điều ít thấy.
- Anh có bao giờ đích thân lái không?
- Cũng nhiều khi.
- Chúng được bốc dỡ như thế nào?
- Điều khiển chúng vào các vịnh hẹp kín của một chi lưu nối với biển
hay là tải hàng qua các tàu thủy.
- Anh nói là một chi lưu nối với biển, thật ra nó có vài chi lưu phải
không?
- Có hai cái chính – Latco đáp – Một cái phía Bắc, ở Kilin, cái khác ở
phía Nam, Sulina. Đây là cái quan trọng hơn.
- Không lầm chứ? – Caclo Dragoso hỏi.
- Không – người hoa tiêu nói chắc – Ai lẩn tránh, người đó không qua
hướng Sulina. Chúng ta sẽ bơi qua nhánh phía Bắc.
Caclo Dragoso không hoàn toàn thỏa mãn trước những câu trả lời này.
Trong khi họ cùng đi trên một hướng, rất có thể bọn cướp sẽ dạt sang
hướng khác. Nhưng lúc đó chỉ còn trông vào may rủi, bởi vì không thể nào
kiểm soát hết được các chi lưu của con sông nối ra biển.
Dường như đoán được những ý nghĩ của ông, Latco đã kết thúc sự giải
thích của mình một cách rất khẳng định.
- Ở chi lưu Kilia có một cái vịnh, sà lan có thể núp ở đây để chuyển
hàng. Trái lại, ở chi lư Sulian, phải dỡ hàng trong cảng Sulina nằm ven
biển. Về phần chi lưu Georgi thì nó khó qua lọt được, mặc dù ở đây rộng
hơn các chi lưu khác. Chúng ta sẽ không lầm đâu.
Sáng ngày 14 tháng 10, ngày thứ tư kể từ sau lần khởi hành từ Rusuco,
cuối cùng thì chiếc thuyền đánh cá đã vào được châu thổ sông Danube. Sau
khi bỏ chi lưu Sulina phía phải, chiếc thuyền gan góc bơi dọc chi lưu Kilia.
Đến trưa thì thuyền đã qua được tâm điểm quan trọng sau cùng – Izmail.
Sáng mai họ sẽ trông thấy Biển Đen.
Đến đây họ có đuổi kịp sà lan của Xtriga hay không? Chưa chắc. Sau
khi họ lưu lại dòng sông chính, con sông đã hoàn toàn vắng ngắt. Nhìn mãi