mở nút chai rượu táo hay chiếc thìa xúc đậu khô, mắt nhìn theo làn sóng
trên sông.
- Quỷ thật, quỷ thật! Ông nói như một thầy thuốc khi nghe tin dữ. Vậy
anh đến tôi chơi, nói chuyện. Tôi cũng thấy thú được thỉnh thoảng thoát
khỏi cái khung cảnh bọn ngốc và khốn kiếp kia!
Ông khoát tay chỉ các nhà chức trách và cả đám đồng sự của ông.
Chính ông ta, giáo sư đại học đắc thế, nói như thế đấy!
Chà! Tôi đã gặp ông ta làm gì!
Tôi đã sống yên ổn, tôi khoan khoái nghỉ ngơi; ông ta nhóm lửa lại
trong lòng tôi, và, hôm chủ nhật, khi tôi nới khóa thắt lưng ở bữa tráng
miệng và tự kiềm chế khoái cảm, thì ông ta lay tôi:
- Ít nhất anh đừng trở thành tư sản và phát phì ra. Tôi vẫn còn ưng
nghe anh chửi tôi vì cái huân chương tháng Sáu ấy.
Quả thật, hôm đầu tiên đến chơi nhà ông, tôi đã chửi ông về tấm huy
chương của ông, rồi tôi quay ra cửa.
Ông giữ tôi lại.
- Hồi ấy tôi hai mươi tuổi… tôi đứng trong cả bầy trường Sư phạm…
Vì không hiểu khởi nghĩa là thế nào, tôi đứng về phe Cavainhắc mà tôi ngỡ
là người Cộng hòa, và tôi là kẻ đầu tiên xong vào điện Păngtêông, nơi thợ
thuyền dựng chiến lũy. Người ta cử tôi tới báo tin cho Nghị viện, và họ lấy
băng cài vào khuyết áo tôi. Nhưng, tôi thề với anh, tôi không để giết hại
một người nào, mà tôi đã liều mạng để cứu sống nhiều chiếu sĩ. Thôi anh
hãy ở lại đây! Anh thấy rõ rằng con người ta có thể thay đổi, bởi lẽ chính
anh thú nhận là anh không giống như trước nữa…
Ông giơ tay ra, tôi nắm lấy và từ đó chúng tôi trở thành bạn.
Tôi cũng trở thành học trò yêu của người đồng sự tóc bạc của ông nữa,
cụ Masar, cụ ấy bây giờ im hơi lặng tiếng ở tỉnh lẻ, sau khi đã có thời vinh
quang tại Pari.