kia, bỗng thấy được đảm bảo về ăn và ngủ, đảm bảo chiếc khăn bàn không
ngập ngụa, giấc ngủ không rệp đốt, và tỉnh dậy không chủ nợ réo đòi.
Và anh chàng Vanhtrax hung tợn không còn mối căn giận trong lòng,
mà là cái mũi chúi vào đĩa thức ăn với chiếc khăn ăn mang khoanh tròn, và
một bộ thìa đĩa đẹp bằng may-so.
Mà anh ta cũng đọc kinh trước bữa ăn như kẻ khác, với vẻ nghiêm
trang khá đầy đủ, và nó không làm nhà cầm quyền phật lòng.
Bữa ăn xong, anh tạ ơn Chúa (vẫn bằng tiếng la-tinh), luồn tau ra đàng
trước lưng áo gilê để nới vòng khóa cởi một chiếc cúc ở đàng trước, rồi
khép áo rơđanhgốt lại chiếc áo lấy trong tủ của người quá cố và sửa chữa
lại cho vừa người anh ta, theo kiểu của bố. Rồi ruột căng, môi nhờn, cùng
đoàn học sinh do anh chỉ huy, anh đi về phía sân của học sinh lớn, chiếc sàn
cao át cả một vùng, chẳng khác gì sân thượng của một lâu đài phong kiến.
Ở trên từng cao ấy, đôi lúc, tôi thấy nên trời như một chiếc áo lụa nõn
và làn gió hiu hiu mơn trớn cổ tôi như cánh chim va nhẹ.
Chưa bao giờ tôi thấy trước mặt tôi bao nhiêu êm đềm và yên tĩnh như
thế.
Buổi tối.
Căn buồng nhỏ ở đầu nhà ngủ, nơi các thầy giám học có thể tới để làm
việc hoặc mơ màng vào những giờ rảnh, căn buồng ấy trông ra một vùng
thôn quê xum xuê cây cối và ngang dọc có những con sông.
Trong hơi gió, hương vị biển cả, mằn mặn ở môi, làm mát rượi con
mắt và xoa dịu tim tôi. Trái tim ấy, nó đập quá ít theo tiếng gọi của tư
tưởng, như tấm màn che sát cửa sổ trước một làn gió mạnh hơn.
Tôi quên mất cái nghề mà tôi đang làm, tôi quên mất lũ trẻ tôi phải
canh giữ… tôi cũng quên cả đau khổ và nổi loạn.
Tôi không quay đầu về phía Pari đang gầm thét, tôi không tim, ở chân
trời, nơi bốc khói, chắc là phải đấu trường – tôi đã phát hiện ở phía cuối,nơi