NGƯỜI QUẢNG ĐI ĂN MÌ QUẢNG - Trang 159

người quảng đi ăn mì quảng

157

Thật chẳng khác nào một khu rừng, và đối với người

“ngoại đạo”, cái lối viết “tối ư giản lược” này chẳng
khác nào một ngoại ngữ mới.

Dân chat Việt Nam, để hòa vào xu thế chung, dĩ

nhiên cũng không chịu kém dù không phong phú
bằng: không → ko, qu → w, qua → wa, làm quen → lam wen,
biết → bit, được → dc, đang → dng...

Nói cho công bằng, viết tắt suy cho cùng là một hình

thức tốc ký, nhằm viết cho nhanh, tự thân nó không
có gì sai. Từ khi internet phát triển, thứ ngôn ngữ cụt
lủn này bỗng nở rộ nhằm đáp ứng nhu cầu của loại
hình giao tiếp mới: chat, và phần nào đó là email. Điều
mà người viết bài này cho là đáng lưu ý, và đáng lo,
nằm ở chỗ: những người tham gia chat hiện nay là giới
trẻ, đại đa số là học sinh, sinh viên. Và trên thực tế,
không ít bạn trẻ đã nhiễm luôn lối viết “bí hiểm” của
ngôn ngữ chat vào bài làm ở trường (cả với tiếng Anh,
tiếng Pháp lẫn tiếng Việt) đến nỗi thầy cô phải la trời.
Một bà ngoại nhận thư cháu: “Chau wan tam ba, trui
ui, ko bit ba khoe ko zay?” (“Cháu quan tâm bà, trời ơi,
không biết bà khỏe không vậy?
”), bà đọc xong chắc ai cũng
biết, chỉ trừ cháu bà không “bit”, là bà... không những
không khỏe mà còn xụi luôn là cái chắc!

Sài Gòn Giải Phóng chủ nhật, 15-9-2002

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.