160
nguyễn nhật ánh
chữ Hán. Cả ông đồ trong thơ Vũ Đình Liên cũng vậy.
Và ông Huấn Cao hẳn là bậc đại gia về thư pháp.
Thư pháp vốn có gốc tích từ ngàn xưa, là nghệ thuật
viết chữ của người Trung Hoa. Chữ Hán là chữ tượng
hình, nên văn tự rất gần với hội họa. Bản thân chữ
sơn đã có khí thế hùng vĩ của núi non, ba nét nhô dưới
tay bậc danh gia có thể tỏa ra khí thế của tam sơn ngũ
nhạc, chữ xuyên với ba nét sổ thể hiện sự uyển chuyển,
mềm mại như “nước chảy về đông”. Chữ mã dưới bút
lực của bậc đại gia về lối chữ “cuồng thảo” có thể tạo
cho người thưởng ngoạn cảm giác đó là con khoái mã
của Từ Bi Hồng đang muốn phá vách phi ra. Cho nên,
xem phim Trung Quốc, thấy người ta treo các bức
thư pháp trên tường vách như người phương Tây treo
tranh cũng không phải là sự lạ. Và thiếp Lan Đình của
Vương Hi Chi được người Trung Hoa ngưỡng mộ có lẽ
còn hơn người phương Tây ngưỡng mộ bức Mona Lisa
của nhà danh họa Leona de Vinci.
Các quốc gia xây dựng văn tự trên hệ thống chữ cái
La-tinh hiển nhiên không có được ưu thế này, cho nên
chữ mã viết bằng quốc ngữ chẳng thể tạo ra uy lực và
hiệu ứng tương tự. Chỉ nói về công cụ, cây bút lông đã
gần với cây cọ vẽ hơn là cây bút sắt. Nó tạo ra hàng
loạt những biến tấu: nét móc, nét sổ, nét ngang, nét
chấm, nét mác, nét phẩy...
Cho nên, thư pháp viết bằng chữ La-tinh không thể
nào đạt được cái thần như chữ tượng hình. Xét ở góc
độ xã hội, thư pháp viết bằng chữ quốc ngữ vẫn xứng