người quảng đi ăn mì quảng
175
Trong các truyện dài đăng từng kỳ trên báo, sự xuất
hiện của nhân vật phụ càng “kỳ bí” hơn nữa. Truyện
dài đăng báo, hay còn gọi là feuilleton, không phải là
truyện dài hoàn chỉnh được ngắt ra từng đoạn để đưa
in. Mà đó phải là một truyện dài được viết “từng kỳ”,
đúng với tên gọi của nó, với một yêu cầu ngặt nghèo
là làm sao nuôi dưỡng sự háo hức của độc giả qua từng
số báo. Muốn vậy nhà văn không được viết trước, mà
phải viết từng kỳ theo phương châm “đợi nước tới chân
mới nhảy” (không ít khi nước tới chân rồi nhưng vì lý
do đặc biệt nào đó, nhà văn chưa chịu nhảy khiến tòa
soạn phải lo cuống cuồng) và phải chăm chút từng kỳ
sao cho hấp dẫn và nhất là kết thúc thế nào để người
đọc “tức anh ách” khiến họ nóng lòng đón mua số báo
tới để theo dõi tiếp đoạn sau!
Chính cái yêu cầu “quỷ quái” đó khiến nhà văn
viết feuilleton thường gặp lắm khốn đốn. Chẳng hạn
khi đăng truyện Thằng quỷ nhỏ trên báo Mực Tím, tới
đoạn nhân vật Luận đứng ngoài cửa sổ chọc ghẹo Nga
và Quỳnh, để cho đoạn kết của kỳ đó “tăng phần hồi
hộp”, tôi đã cho “một bàn tay” thình lình tóm lấy cổ
Luận. Đọc tới đó, chắc chắn bạn đọc rất hồi hộp muốn
biết nhân vật nào đã “ra tay nghĩa hiệp”. Trong khi
nóng lòng chờ số báo kế tiếp, bạn đọc có biết đâu tôi
còn hồi hộp hơn họ gấp một trăm lần. Báo đã sắp ra
mà tôi vẫn chưa biết nhân vật đó là ai, bởi vì “bàn
tay” đó xuất hiện ngoài dự tính, theo yêu cầu “treo hơi
thở” của truyện từng kỳ. Thoạt đầu tôi định cho nhân
vật bí mật đó là thầy chủ nhiệm hoặc thầy giám thị,