người quảng đi ăn mì quảng
179
đến từ hành tinh khác thì đôi cánh mơ mộng của anh
ta chỉ có thể bay lên được nhờ sợi dây cột chặt vào
chân bàn viết, nơi anh ta đang không ngừng hít thở
dưỡng khí của “mặt đất” để nuôi nấng sự mơ mộng
“trên trời” kia! Ngay trong những tác phẩm viễn tưởng
của Jules Verne, nơi có vẻ không chứa đựng một tí tẹo
hiện thực nào, người đọc tinh tường vẫn có thể nhận
ra dấu vết của cuộc sống, của kiến thức và của những
kinh nghiệm mà nhà văn đã trải qua.
Như vậy, nhà văn viết bằng trải nghiệm. Thế giới mà
nhà văn dựng nên thường là thế giới mà nhà văn đã
trải qua, đã sống với, bây giờ được tái hiện, xáo trộn,
thêm bớt, nói chung là “tân trang” lại và bày ra trên
giấy dưới một thứ ánh sáng khác.
Tôi không là một ngoại lệ. Là nhà văn chuyên viết
về tuổi học trò, những trang sách của tôi không thể
không là những phản quang của kỷ niệm.
Tôi tự chia những tác phẩm viết về tuổi học trò của
mình thành hai loại, tất nhiên là sự phân loại có tính
quy ước.
Một loại viết về tuổi học trò ngày nay như Thằng quỷ
nhỏ, Nữ sinh, Bồ câu không đưa thư, Buổi chiều Windows,
Phòng trọ ba người, Chú bé rắc rối, Bàn có năm chỗ ngồi...
Ở loại này, cốt truyện gần như hoàn toàn hư cấu và
những nhân vật đa phần là sản phẩm của trí tưởng
tượng. Nhưng như vậy không có nghĩa là những kỷ
niệm của người viết không “chen chân” vào được trong
những tác phẩm này. Ở đây, không thiếu những tình