180
nguyễn nhật ánh
tiết, những mẩu đối thoại được “bóc ra” từ cuộc đời
thực. Nếu không có những điểm xuyết quan trọng này,
sức tưởng tượng của người viết dù có phong phú đến
đâu, những trang sách cũng dễ dàng rơi vào chỗ gượng
ép, giả tạo và những độc giả hồn nhiên sẽ nhanh chóng
phát hiện ra ngay.
Loại thứ hai chủ yếu tái hiện lại thời mới lớn của
chính tác giả. Mắt biếc, Hoa hồng xứ khác, Còn chút gì để
nhớ, Hạ đỏ, Đi qua hoa cúc... là những ngọn nến được
thắp lên từ ký ức. Bao giờ đọc lại những tác phẩm này,
lòng tôi cũng bùi ngùi vô hạn. Nỗi bâng khuâng này
cũng giống hệt như một sớm mai nào nắng mới, mẹ ta
soạn hòm quần áo cũ đem phơi, ta chợt bắt gặp chiếc
áo mặc cách đây năm, bảy năm về trước. Chiếc áo bây
giờ không mặc được nữa, vải đã cũ sờn mà sao chỉ vừa
nghe thoang thoảng mùi long não, lòng ta đã vội rưng
rưng!
Trừ cuốn Còn chút gì để nhớ lấy bối cảnh thành phố
Hồ Chí Minh, viết về thời kỳ tôi khăn gói vào Sài gòn
thi đại học, còn tất cả những tác phẩm kể trên đều lấy
bối cảnh Quảng Nam. Tất nhiên mỗi kỷ niệm đều gắn
với một vùng đất cụ thể. Tôi viết về Bình Quế trong
Mắt biếc, Bình Tú trong Đi qua hoa cúc, Bình Trung
trong Hạ đỏ và... Tam Kỳ trong Hoa hồng xứ khác!
Những tác phẩm này, ngoài khung cảnh, những
nhân vật tiểu thuyết được tạo nên từ nguyên mẫu
ngoài đời khá nhiều. Tất nhiên, được “định dạng” lại
bởi những quy tắc nghệ thuật, những con người này