182
nguyễn nhật ánh
khi đi vào tác phẩm họ không còn đúng là họ nữa.
Lý lịch khác, diện mạo khác, giọng nói cũng khác, chỉ
có những mối quan hệ là ít nhiều còn bộc lộ được cội
nguồn cảm hứng của người viết.
Hoa hồng xứ khác là tác phẩm dung chứa những nhân
vật thực nhiều nhất so với những cuốn sách khác của
tôi. Những bạn bè thân thiết cùng học 11C Trần Cao
Vân niên khóa 1971-1972 đều có thể nhận ra dáng
dấp của Tôn Thất Cẩm, Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn
Văn Dũng, Lâm Hòa và dĩ nhiên cả tôi qua các nhân
vật Ngữ, Nghị, Hòa lé, “giáo sư” Bá và Khoa trong
cuốn sách này.
Tất nhiên những diễn biến ngoài đời không hoàn
toàn giống hệt với những gì xảy ra trong sách. Lâm
Hòa không biết hát, cũng không lé. Nhưng nhân vật
Hòa lé trong truyện lại hát rất hay. Nguyễn Thanh Hải
khi biến thành “giáo sư” Bá đã bị buộc mang thêm một
đôi kiếng cận mà thực ra hắn không có. Nguyễn Văn
Dũng hồi đó đã làm thơ hay, khi bị bắt lính ký bút
hiệu Ngữ Luân đăng thơ ở Văn và Tuổi Ngọc nhưng
chưa bao giờ vứt bài của tôi như tay chủ bút Ngữ hắc
ám trong Hoa hồng xứ khác. Còn Nghị được dựng từ
nguyên mẫu Tôn Thất Cẩm. Tôi cũng “xây dựng” ngôi
nhà trong truyện đúng như ngôi nhà của Tôn Thất
Cẩm mà tôi còn nhớ được về thời kỳ trọ học. Đó là
một ngôi nhà đẹp nằm trên đường Trần Cao Vân, cách
ngã tư Nam Ngãi chừng một, hai trăm mét, có ao sen
và vườn cây râm mát phía sau.
Trong truyện, Ngữ, Khoa và Hòa lé đều say mê cô